Đài truyền hình NHK của Nhật Bản đã viện dẫn một nguồn tin của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, Nhật lại bắt tay vào chuẩn bị kế hoạch đóng tàu sân bay lớp 22DDH thứ 2 tương tự như DDH-183 Izumo. Nhật Bản đang cố gắng để nhanh chóng xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh, hòng chiếm ưu thế trước hải quân Trung Quốc. Với tốc độ đóng tàu cực nhanh (2 năm/chiếc), dự kiến đến khi Izumo được biên chế chính thức trong lực lượng hải quân thì chiếc thứ 2 cũng bắt đầu hạ thủy.

Về vấn đề này, tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc đã viện dẫn thông tin của Đài truyền hình quốc gia Nhật NHK và Hãng thông tấn uy tín bậc nhất Nhật Bản là “Kyodo News”, về việc Nhật đang có kế hoạch đóng tàu sân bay thứ 2 tương tự như tàu sân bay DDH-183 Izumo. Với uy tín của 2 phương tiện truyền thông bậc nhất Nhật Bản, chắc chắn đó không phải là tin đồn vô căn cứ.

Ngày 07/08, 2 tờ báo “Yomiuri Shimbun” và “Tokyo Shimbun” đồng loạt đăng tải thông tin, tuy Chính phủ Nhật bản bị ước thúc bởi “Hiến pháp hòa bình”, không cho phép phát triển “Tàu sân bay tấn công”, nhưng trên cơ sở pháp lý quốc tế, kế hoạch này của Nhật được tuyên cáo là đóng “Khu trục hạm trực thăng” nên không ai có thể bắt bẻ. Nhưng trên thực tế, Izumo hoàn toàn có khả năng mang theo các máy bay chiến đấu phản lực, để biến hóa thành “tàu sân bay tấn công”.

 


Các phương tiện truyền thông của Bắc Kinh thi nhau đả kích Tokyo khi họ hạ thủy tàu sân bay DDH-183 Izumo

 

isumo.jpg 


Một số chuyên gia quân sự phân tích, các chính sách mang tính chiến lược quân sự của Nhật, đã chuyển hướng tập trung vào các vấn đề khu vực và các nước lân cận không còn thụ động, bóp hẹp trong phạm vi một nước Nhật cam chịu. Việc Tokyo đóng tàu sân bay trực thăng Izumo, về một khía cạnh nhất định, đã mâu thuẫn với chiến lược quân sự “chuyên về phòng thủ”. Nhưng đến khi họ công khai kế hoạch đóng chiếc thứ 2, thì không ai còn phân vân về vấn đề Tokyo có còn cam chịu tuân theo những ước thúc của lịch sử hay không.
Ngay ngày 06/08, tờ “Thế kỷ” của Australia cho biết, Nhật Bản cảm thấy sự uy hiếp từ Trung Quốc càng ngày càng lớn và cũng không tin tưởng lắm vào cái ô bảo hộ của Mỹ. Còn Hãng tin Nga Itar-Tass cho biết, Chính phủ Nhật Bản đang tích cực đẩy mạnh phát triển thực lực quân sự về cả lượng và chất.

Còn trang mạng Deita của Nga cũng có một số đánh giá về vấn đề này. Deita cho biết, là một quốc gia bại trận trong Thế chiến thứ 2, các điều ước quốc tế đã ngăn cản Nhật Bản sở hữu một tàu sân bay. Hiện nay, Nhật có khoảng hơn 100 chiến hạm (bao gồm cả tàu ngầm), số lượng tàu này không phải là nhiều, thậm chí còn là quá ít so với Trung Quốc, nhưng chúng đều thuộc dạng hiện đại nhất thế giới.


Trung Quốc "biên chế hộ" máy bay chiến đấu F-35 trên Izumo thể hiện sự lo lắng của họ trước sự xuất hiện của loại tàu sân bay này

Ông Kistanov - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề Nhật Bản, thuộc Viện nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện hàn lâm khoa học Nga cho biết, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sau khi lên nhậm chức rồi tái đắc cử, ông đã liên tiếp tiến hành các chính sách cứng rắn, thẳng thừng đối chọi với Trung Quốc và Triều Tiên.
Còn tờ “La Repubblica” của Mỹ ngay tối ngày 06/08 đã có bài phân tích cho biết, chính Nhật Bản đã ký vào bản “Hiến pháp hòa bình”, hạn chế thực lực quân sự của họ chỉ dừng lại ở mức độ tự vệ. Thế nhưng, do sự đe dọa từ phía Trung Quốc và sức ép của Triều Tiên, họ đã tích cực đẩy mạnh xây dựng một quân đội hùng mạnh và đáng tin cậy, hoàn toàn không còn mang tính chất phòng thủ nữa .

 

lieu-ninh.jpg

 

Hàng không mẫu hạm Liêu ninh TQ 

 

Báo chí Trung Quốc đồng loạt ra lời cảnh báo về “sự tái vũ trang” của Nhật sau khi ngày 6/8 Tokyo ra mắt tàu sân bay trực thăng và cũng là tàu chiến lớn nhất của nước này kể từ Thế chiến II. 
Trung Quốc cho rằng tàu Izumo của Nhật thực chất là một tàu sân bay trá hình.
 
Tàu Izumo thực chất là tàu khu trục có sân bay trực thăng lớn, có boong hạ cánh dài gần 250m và được cho là có thể chứa tới 14 chiếc trực thăng.
 

Tau-Izumo.jpg

 

Nhật cho biết khả năng chống tàu ngầm và do thám của chiếc tàu chiến này sẽ củng cố cho khả năng phòng thủ của Nhật. Tokyo cũng cho biết tàu có khả năng tham gia vào các hoạt động cứu trợ thiên tai, vận chuyển nhân viên cứu trợ và vận chuyển đồ tiếp tế khẩn cấp tới các vùng bị ảnh hưởng.
 

Tuy nhiên, tờ Nhật báo quân đội giải phóng và nhiều chuyên gia quân sự Trung Quốc gọi tàu sân bay trực thăng thế hệ mới 22DDH này là một “tàu sân bay” trá hình.
 

“Đó là một tàu sân bay và Nhật chỉ gọi đó là “tàu khu trục trực thăng” để nhằm giảm nhẹ đặc tính gây hấn của nó”, China Daily dẫn lời ông Zhang Junshe, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu quân sự hải quân Trung Quốc, nhận định. Ông cũng cho rằng Nhật đang tạo ra căng thẳng khu vực bằng cách phá vỡ trật tự thời hậu chiến.
 

Hồi Thế chiến II, Nhật có một trong những lực lượng hải quân tốt nhất Thái Bình Dương. Theo điều khoản đầu hàng năm 1945 trước quân Đồng minh, hiến pháp của Nhật không cho phép nước này hoạt động tàu sân bay.
 

Tờ báo cũng dẫn lời Jin Canrong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin Trung Quốc, cho hay mặc dù hiện tàu không phải 100% là tàu sân bay nhưng có thể là nơi để lực lượng Nhật được huấn luyện giống như trên tàu sân bay.
 

Họ cho rằng tàu có thể tái tân trang để hỗ trợ cho máy bay chiến đấu nếu hiến pháp hòa bình hậu chiến tranh của Nhật thay đổi trong tương lai.
 

Tàu chiến Nhật cũng bị “nhíu mày” trên tờ China Daily bởi nó “cùng tên với tàu đô đốc của hạm đội Nhật Bản từng xâm lược Trung Quốc vào những năm 1930”.
 
“Đây chỉ là “trò” khác của chính phủ Nhật…Trung Quốc chỉ có thể phản ứng với Izumo, tàu sân bay hạng nhẹ được dán mác “tàu hộ tống”, bằng cách phát triển một tàu sân bay thực sự”, tờ Hoàn Cầu ra bình luận.
 

Trung Quốc gần đây đã triển khai chiếc tàu sân bay đầu tiên, tàu Liêu Ninh, được tân trang từ vỏ tàu thời Liên Xô cũ của Ukraine. Bắc Kinh được cho là đang xây dựng thêm các tàu cùng loại, dựa trên kinh nghiệm mà họ đã có đối với tàu Liêu Ninh.
 

Theo tờ China Daily, thì tàu chiến mới của Nhật lớn hơn nhiều so với tàu sân bay của nhiều nước, xét về chiều dài boong và trọng lượng rẽ nước. Tờ báo dẫn lời Zhang Junshe cho rằng tàu có thể dễ dàng và nhanh chóng tái tân trang để hỗ trợ cho chiến đấu cơ F35-B, chiến đấu cơ có khả năng tham chiến mạnh.
 

Tàu Izumo được xây dựng từ năm 2009,  nhưng nó được “trình làng” vào đúng thời điểm mối quan hệ giữa hai ông lớn châu Á Trung-Nhật tăng nhiệt vì tranh chấp hải đảo. Cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo mà Nhật gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
 

Căng thẳng trên quần đảo đã khiến cả hai nước phái quân đội tuần tra thường xuyên khu vực. Bắc Kinh cũng tăng chi tiêu quân sự, khiến nhiều người bên trong nước Nhật kêu gọi xem xét lại hiến pháp hòa bình bấy lâu nay của Tokyo.
 

Chính sách quân sự của Nhật đã thay đổi vào năm 2010, đặc biệt nhằm phản đối ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Tokyo dự kiến sẽ đệ trình việc xét cứu lại chính sách tiếp theo của nước này vào cuối năm nay, để đáp ứng những thay đổi gần đây trong cán cân quyền lực quân sự trong khu vực. Đặc biệt Tokyo muốn củng cố khả năng phòng thủ tên lửa và có thể cần thêm các khả năng phòng thủ khác để có thể tấn công được căn cứ quân sự của các nước khác. Những thông tin này đã được Bộ Quốc phòng Nhật hé lộ vào tháng trước.
 

Theo China Daily, động thái của Tokyo trùng vào thời điểm Manila cũng đang nỗ lực nâng cấp quân đội của mình. Mới đây, hải quân Philippines đã tiếp nhận chiếc tàu chiến thứ hai, tàu từng phục vụ trong Lực lượng tuần duyên Mỹ. Manila đã nhận tàu đầu tiên vào năm 2011.  

China Daily dẫn lời các nhà phân tích cho rằng các tàu chiến ở Nhật và Philippines là bằng chứng cho thấy họ đang nỗ lực giành thế “thượng phong” trong cuộc tranh chấp hải đảo với Trung Quốc. Tờ báo cũng cáo buộc hai nước đang châm ngòi cho một cuộc đua vũ trang, làm leo thang căng thẳng trong khu vực. 

Tờ báo cũng cho biết Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 6/8 đã bày tỏ quan ngại về “việc liên tục củng cố quân sự” của Nhật và kêu gọi Nhật đi đúng theo chính sách phòng vệ hòa bình của mình. 

“Nhật nên nhìn lại lịch sử của mình, giữ vững chính sách phòng vệ và lời hứa theo con đường phát triển hòa bình”, Cục báo chí của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết với tờ China Daily. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng kêu gọi các nước láng giềng của Nhật và cộng đồng quốc tế “cảnh giác cao độ”.
 
Trong khi đó, tờ Russia Today của Nga dẫn các chuyên gia quân sự, cho rằng, về mặt kỹ thuật Izumo là một tàu khu trục thiếu khả năng “phóng máy bay” trên boong, nhưng trong tương lai nó có thể được sử dụng cho các chiến đấu cơ có khả năng cất cánh thẳng. Dĩ nhiên, Nhật Bản phủ nhận kế hoạch này.

 

 

Mặc dù có tên gọi chính thức là tàu khu trục trang bị trực thăng, chiếc tàu chiến lớn nhất nước Nhật khiến nhiều nước láng giềng nghi ngại bởi khả năng chỉnh sửa để trở thành một tàu sân bay thứ thiệt.


Tranh cãi hiến pháp

Hiến pháp Nhật vốn cấm xây dựng một lực lượng vượt quá nhu cầu phòng vệ nên Tokyo gọi tàu Izumo được trình làng hôm 6.8 là tàu khu trục trực thăng. Điểm khác biệt giữa tàu sân bay và tàu khu trục là tàu sân bay có khả năng tấn công bờ biển trong khi tàu khu trục bị giới hạn phạm vi tác chiến trên biển.

Điều 9 của Hiến pháp Nhật cấm nước này sở hữu các lực lượng hải, lục, không quân cũng như các tiềm lực chiến tranh khác. Vào năm 1988, chính phủ Nhật đã xác định “bởi tàu sân bay vượt quá tiềm lực chiến tranh cần thiết cho mức độ phòng vệ tối thiểu, việc sở hữu loại tàu này bị hiến pháp cấm”.

Khả năng chuyên chở trực thăng nhanh chóng có vai trò quan trọng trong các sứ mệnh cứu trợ thảm họa. Đây là một trong những chức năng chính của tàu Izumo, theo Bộ Quốc phòng Nhật. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tàu Izumo thiếu năng lực quân sự bởi các trực thăng rất hữu dụng trong tác chiến chống tàu ngầm và mang lại sức mạnh trinh sát đáng gờm cho Lực lượng Phòng vệ Nhật.

 

Chiến hạm đa năng

Với chiều dài 248 mét, tàu Izumo dài hơn các tàu lớp Huyga 25% và lớn hơn một số tàu sân bay của Anh, Tây Ban Nha và Ý. Lượng rẽ nước toàn tải 27.000 tấn của chiếc tàu có thể so sánh với tàu sân bay Cavour của Ý.

Một vấn đề thu hút sự chú ý là sàn tàu rộng và phẳng của tàu Izumo. Một quan chức Bộ Quốc phòng Nhật lý giải: “Trực thăng cần thiết để phát hiện và theo dõi các tàu ngầm cũng như tuần tra các tàu chiến nổi từ khoảng cách xa nhất có thể, vượt ngoài tầm tên lửa của kẻ thù. Vì lý do đó, cần thiết có một tàu khu trục lớn có thể chở theo nhiều trực thăng”.

Theo trang Global Security, để cho phép 5 trực thăng trinh sát cất cánh và hạ cánh đồng thời, đài chỉ huy của tàu khu trục mới được chuyển sang mạn phải để tạo chỗ trống trên sàn tàu.

 
 

Chiếc tàu Izumo được tường thuật có thể vận chuyển đến 400 binh sĩ và 50 xe cơ giới cỡ 3,5 tấn hoặc các thiết bị tương đương. Chiếc tàu có thể trang bị 14 trực thăng dù hiện tại Nhật chỉ có kế hoạch trang bị 7 trực thăng chống ngầm và 2 trực thăng tìm kiếm cứu hộ.

Tàu Izumo có thể sẽ được trang bị hai hệ thống vũ khí cần thiết và hai hệ thống tên lửa phòng không Sea RAM.

Một lý do khác để đóng tàu khu trục trực thăng lớn là nhằm đáp ứng các sứ mệnh hỗ trợ khẩn cấp ngày càng gia tăng của Nhật, như tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế. Việc triển khai thực hiện các sứ mệnh này sẽ hiệu quả hơn bởi tàu khu trục mới có khả năng thực hiện chức năng của tàu vận tải và tàu tiếp tế.

“Thay vì đóng tàu khu trục như là tàu khu trục và tàu tiếp tế như tàu tiếp tế, việc đóng các tàu có nhiều chức năng sẽ giúp sử dụng ngân sách hiệu quả hơn. Một lý do khiến chiếc tàu quá lớn bởi chúng tôi đã tích hợp một số tính năng cho nó”, một quan chức cao cấp của Nhật lý giải.

Một quan chức khác nói: “Chiếc tàu không có khả năng để các chiến đấu cơ cất cánh hạ cánh trên sàn tàu và chúng tôi không có ý định thế. Đó không phải là tàu sân bay tấn công”.

 

Tàu sân bay thứ thiệt

Vận chuyển trực thăng không phải là điều mới lạ với Nhật bởi trước đó họ đã sở hữu các tàu khu trục lớp Huyga. Điều đặc biệt khiến Trung Quốc, nước có tranh chấp lãnh thổ với Tokyo, lo ngại là dòng chiến đấu cơ có khả năng được trang bị trên tàu khu trục trực thăng.

Câu hỏi lớn nhất đặt ra là liệu tàu Izumo có thể trang bị các chiến đấu cơ cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL) F-35B hay không. Trong quá khứ, các máy bay VTOL V-22 Ospreys đã hạ cánh thành công trên tàu khu trục trực thăng lớp Huyga.

Theo các chuyên gia, F-35B có thể cất cánh thẳng đứng nên dù tàu Izumo không được trang bị máy phóng, loại máy bay này vẫn có thể hoạt động tốt. Theo trang Global Security, tàu Izumo có khả năng chứa 12 chiếc F-35B trở lên.

Vấn đề đặt ra là sức chịu nhiệt và chịu tải của sàn tàu. Các máy bay khi cất cánh sẽ phát ra khí nóng có thể làm tan chảy bãi đáp trực thăng. Ngoài ra, một chiếc tàu sân bay cần phải có các trục nâng mạnh để nhấc máy bay từ nhà chứa ra sàn tàu. Hiện không rõ tàu Izumo có các loại trục này hay không. Tuy nhiên, việc gia cố sàn tàu cũng như lắp các trục nâng có thể không phải là điều khó khăn với Nhật. Vấn đề chỉ là họ có quyết định thực hiện điều này hay không.

Mặc dù các chuyên gia Trung Quốc tố cáo đây là một tàu sân bay trá hình, tàu Izumo của Nhật chỉ có thể bị xem là vi hiến một khi trải qua các chỉnh sửa nói trên. Trong bối cảnh chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe đang vận động thay đổi bản hiến pháp hòa bình để cho phép xây dựng lực lượng tấn công, việc tàu Izumo được cải tạo để trở thành một tàu sân bay thứ thiệt là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai.

 


Nhật - Việt 'hợp tác đối phó TQ' ?

Truyền thông Nhật nói Nhật Bản và Việt Nam đồng ý hợp tác để đối phó việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động ở vùng biển tranh chấp.

Trang tiếng Việt của đài Nhật NHK tường thuật về cuộc gặp ngày 8/8 giữa Bộ trưởng Phòng vệ Nhật Bản Onodera Itsunori và Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh.

Các bài liên quanNhật Bản 'muốn đón tiếp Chủ tịch Sang'Shinzo Abe 'thắng lớn ở Thượng viện''Việt Nam quan trọng với Nhật Bản'
Chủ đề liên quanNgoại giao Việt NamTheo NHK, bộ trưởng Onodera bày tỏ lo ngại việc một tàu chiến của Trung Quốc bắn vào một tàu đánh cá của Việt Nam tại Biển Đông trong tháng Ba năm nay.

Hôm 20 tháng Ba, Việt Nam nói một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy nóc cabin khi đi vào quần đảo Hoàng Sa.

Việt Nam cũng cáo buộc đã nhiều lần xảy ra việc tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc quấy rối, dùng vòi rồng gây vỡ kính, hỏng máy, bắn đạn lửa làm cháy tàu.

Tại cuộc gặp ở Tokyo, thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh được dẫn lời nói Việt Nam muốn hợp tác với Nhật Bản để tăng cường phòng thủ, nhằm bảo đảm hòa bình và an ninh trong khu vực.

Ông cũng nói rằng Việt Nam muốn trao đổi kinh nghiệm và tin tức với Nhật Bản, để vượt qua những thử thách mà hai nước đang đối diện, theo NHK.

Tin cho hay có thể Nhật sẽ mời Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang thăm Tokyo theo nghi thức quốc khách vào năm sau.

Với nghi thức cao nhất dành cho thượng khách ngoại giao, Nhật Bản muốn chứng tỏ nước này cần Việt Nam trong bối cảnh chia sẻ lo ngại an ninh về Trung Quốc.

Nhật Bản và Việt Nam đều có tranh chấp biển với Bắc Kinh, lần lượt ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.

 

 

 

 

 

From : Dân tri ,TN , BBC,......

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tag(s) : #Dư Luận Chính Trị Thế Giới
Partager cet article
Repost0
Pour être informé des derniers articles, inscrivez vous :