Sự tàn bạo, tham lam, lưu manh, lừa đảo, lật lọng, tráo trở của Tàu Cộng ... Thế lực thù dịch" diễn biến hoà bình vì Đại Cục" ?


Chúng ta đang chứng kiến những tan hoang, đổ vỡ trên miền Bắc sau ngày 20/7/1954 và trên toàn nước sau ngày 30/4/1975 với tất cả sự tụt hậu về mọi mặt từ đạo đức, kinh tế, y tế, giáo dục, xã hội, đến văn hóa … thì chúng ta có thể tiên liệu được sự đổ vỡ toàn diện sau ngày mất nước thực sự về tay Tàu Cộng.


Tàu Cộng đã làm gì đối với Quân Đội Nhân Dân Việt Nam từ trước đến nay?


Tàu Cộng không chỉ dạy cho CSVN bài học năm 1979 mà còn mở các cuộc tấn công khác vào miền Bắc VN từ năm 1984 đế 1989.


- Xóa sổ hơn 3700 bộ đội QĐND ở núi Lão Sơn (do tướng CSVN bán đứng).


- Giết 64 hải quân CSVN tại đảo Gạc Ma (Trường Sa) do lệnh không bắn trả.


- Hãm hiếp và giết chết nữ tù nhân CSVN một cách dã man.


Xin trích một phần bài viết của tác giả Huỳnh Tâm sau đây:


“Một số Hải Âu, và NF3.86 đồng chứng kiến bi kịch khiếp đảm, rùng rợn cả người, cho đến mấy mươi năm sau hình ảnh thi thể của những nữ tù binh Việt Nam vẫn còn ám ảnh tâm trí họ. Họ không thể nào quên:


‒ Ngày 4/12/1987, D514, thuộc F199, có nhiệm vụ bảo vệ căn cứ bệnh xá Tập đoàn 25 Trung Quốc. Theo kế hoạch của bộ chỉ huy chiến trường. Di chuyển toàn bộ thương binh Trung Quốc ra khỏi vùng nóng, còn thương binh Việt Nam sẽ được di chuyển cuối cùng. Thực tế trong cuộc tháo chạy, họ đối xử phân biệt thương binh, đưa đến tình trạng mất kiểm soát căn cứ. Trong cơn binh biến hỗn tạp, binh lính D514 nổi cơn thèm khác dục tính, thi nhau hãm hiếp nữ tù binh cho đến chết và sau đó thủ tiêu thi thể. Họ đã chết trong đau đớn và tủi nhục mà không một ai biết đến, thương tổn lớn cho nữ tù binh Việt Nam. Khủng khiếp hơn nữa, nữ tù binh Việt Nam đã bị bọn giặc dã man Trung Quốc cắt lấy bộ ngực, bộ ngũ tạng và đôi bắp đùi chân tay để ăn thịt.


Bi kịch dã man này đã diễn ra từ lúc Đặng Tiểu Bình mở cuộc chiến xâm lấn Viết Nam vào ngày 17/2/1979 và kéo dài cho đến cho năm 1989. Không biết đã có bao nhiêu nữ tù binh Việt Nam rơi vào hoàn cảnh bị hãm hiếp và mất tích. Điều này hai đảng CS Việt Nam và Trung Quốc đã bí mật ém nhẹm, không hề một có tư liệu hay hồi ký nào xuất hiện ghi lại cuộc tàn sát những nữ thương binh này tại biên giới Lão Sơn, Lào Cai, Việt Nam. Người ta chỉ được biết qua truyền khẩu.

 

Những hình ảnh do chính quân đội Trung Quốc chụp lại cho thấy họ ung dung hành động theo bản năng thú tính tàn ác. Hình ảnh những nữ tù binh Việt Nam đã bị hãm hiếp tập thể cho đến kiệt sức, thân thể trần trụi, cho thấy sự ô nhục thảm khốc, xúc phạm đến nhân phẩm của người nữ tù binh Việt Nam. Những người lính Trung Quốc tàn nhẫn quá đáng, sau khi thỏa mãn dục vọng, họ cắt luôn những bộ phận nhạy cảm nhất trên người phụ nữ, khi chết thân thể nữ tù binh Việt Nam không còn nguyên vẹn. “


“Đi không được bao lâu lại thấy trước giao thông hào một thi thể trần trụi, nằm dài trên mặt đất, không có một thứ gì trên người, xem ra những thi thể vô danh tiếp tục xuất hiện.


Hải Âu DF-1, F67, tò mò, muốn biết vì sao có thi thể người phụ nữa ở giữa núi rùng đang có chiến tranh, khi dỡ tấm nilon ra, thấy một phần cây tròn đâm sâu vào trong cửa mình người phụ nữ, máu chảy ra nhiều đã đông đặc tự bao giờ, mồm còn hả to, có lẽ van xin sự sống, hai cánh tay sải rộng cho thấy đau đớn tận cùng vào lúc chết buông xuôi, xác đã lạnh, với những vết bầm tím vắt ngang dọc cả thân người, nơi bắp đùi có vết thương, những thanh nẹp băng bó vải thưa, gấp chữ V còn mới.” [1]


- Ép CSVN ký kết những hiệp ước bất bình đẳng do sự tham lam quyền hành của CSVN nên họ tự nguyện làm tay sai cho giặc.


Dưới đây là phần trích những đoạn lời giáo huấn của một nhân vật cao cấp Tàu Cộng trong cuốn băng ghi âm do Wikileaks tiết lộ:


“Trong tình thế hiện nay, Việt Nam không còn lựa chọn nào khác, không còn con đường nào khác hơn là trở về với tổ quốc Trung Hoa vĩ đại.


Ði với Mỹ chăng? Thì các đồng chí chạy đi đâu? Trở về với tổ quốc thì các đồng chí mới tiếp tục tồn tại như những ông chủ duy nhất trước hiểm họa của bọn dòi bọ đang tích cực phản công nhằm tống cổ các đồng chí ra khỏi chỗ ngồi của mình. Hãy tưởng tượng một ngày nào đó, các đồng chí không được ngồi ở bàn giấy trong công thự, mà phải đi lang thang ngoài đường kiếm việc làm. Thật khủng khiếp. Vì thế, chúng ta phải chiến đấu hết mình cho sự tồn tại của chúng ta, cho con cháu chúng ta, tương lai của chúng ta, của con cháu chúng ta. Quyết không để lọt vào tay kẻ khác.


Lũ dân chủ dòi bọ ấy có cả ở Trung Quốc. Tôi thừa nhận điều đó. Nhưng chúng tôi thẳng thắn trấn áp chúng thắng lợi. Nhưng ở Việt Nam tình trạng có khác. Chúng hung hăng hơn, lì lợm hơn, là do các đồng chí thiếu kiên quyết.


Nếu ở Trung Quốc có một Thiên An Môn, thì tại sao Việt Nam không có một cái tương tự? Tôi xin bảo đảm với các đồng chí rằng, Trung quốc sẽ tận tình chi viện cho các đồng chí, một khi có sự biến đe dọa quyền lợi của đồng chí, để bảo vệ các đồng chí. Trung Quốc không thiếu xe tăng dĩ chí trong vài Thiên An Môn.. Các đồng chí cứ hỏi Nông đồng chí (tức ông Nông Ðức Mạnh) xem Hồ đồng chí (tức là Hồ Cẩm Ðào) đã hứa hẹn gì trong cuộc gặp gỡ cấp cao vừa rồi. Nhưng đó là trong tình huống hiện nay. Trong tương lai thì hai nước đã là một, thì sẽ không phải như vậy.


Việc Việt Nam trở về với tổ quốc Trung Hoa vĩ đại là việc trước sau sẽ phải đến. Không sớm thì muộn. Mà sớm thì hơn muộn. Trong lịch sử, Việt Nam từng là quận huyện của Trung Quốc, là một nhánh của cây đại thụ Trung Hoa. Trung Quốc và Việt Nam là một. Ðó là chân lý đời đời. Ðó cũng là lời của Hồ đồng chí (tức là ông Hồ Chí Minh) trong lễ tuyên thệ gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc. Hồ đồng chí tôn kính còn dạy: “Trung Quốc, Việt Nam như môi với răng. Môi hở thì răng lạnh.” Có nghĩa là hai nước là hai bộ phận trong cùng một cơ thể. Nông đồng chí (tức là đồng chí Nông Ðức Mạnh) từng tự hào nhận mình là người Choang (Zhuang) trong cuộc gặp gỡ các đại biểu trong Quốc Vụ Viện. Mà dân tộc Choang là gì? Là một bộ phận của đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.”



“Tuy nhiên, tôi đặc biệt lưu ý các đồng chí là phải tiến hành kín đáo, để mọi việc chuẩn bị diễn ra như bình thường, không nhận thấy được. Trong khi chưa được hợp nhất, trung ương chính phủ, cũng như các tỉnh chính phủ, tuyệt đối không lộ ý đồ. Thỉnh thoảng cũng phải cho phát ngôn nhân trung ương chính phủ nói dăm ba câu phản đối về chủ quyền Tây Sa và Nam Sa. Và cho phép các báo đăng vài bài chiếu lệ về biên giới và hải đảo với mọi sự cố xảy ra trên biển như vừa rồi. Cứ tiếp tục ám chỉ một nước ngoài nào đó, hoặc một tàu lạ nào đó, không rõ quốc tịch là được.”



“Phải trấn an các cán bộ các cấp, từ trung ương cho đến địa phương để họ thấy rằng sau hợp nhất, mọi vị trí quyền lợi, bổng lộc của họ không bị suy suyển. Các đơn vị hành chính sẽ được giữ nguyên trong một thời gian dài trước khi áp dụng mô hình hành chánh chung của toàn quốc. Việc này rất quan trọng.


Xin các đồng chí chớ coi thường. Lãnh đạo từ trung ương cho đến địa phương có thông thì dân mới thông. Nhân dân đã được giáo dục chu đáo trong nhiều năm, tinh thần tuyệt đối phục tùng lãnh đạo. Nhưng nếu họ thấy cấp trên của họ giao động, tư tưởng bất thông thì chính họ cũng sẽ giao động theo, trở thành mồi ngon cho những tư tưởng dân tộc chủ nghĩa.” [2]

[1] và [2]. Giặc đã ùa vào nhà Việt Nam - Kỳ 7 của tác giả Huỳnh Tâm được đăng trên ethongluan.


Với chừng ấy dữ kiện, chúng ta thấy rằng Tàu Cộng đã có âm mưu thôn tính VN từ lâu, lính Trung Cộng thì tàn ác, trong khi đó, những nhà lãnh đạo CSVN thì tham lam nhưng hèn nhát, nhu nhược nên cam tâm bán đứng quân đội của mình, dân của mình và đất nước mình cho Tàu Cộng.


Ai biết? Ai làm?
Bao nhiêu năm nay, từ những mật ước bất bình đẳng đến những tổn thất sinh mạng của lính, của tù binh CSVN, của dân VN đã bị bưng bít. Ai biết?


Ngày nay, nhờ hệ thống thông tin toàn cầu mà nhiều bí mật động trời đã được tiết lộ. Nhưng, câu hỏi vẫn là: Ai biết? Một triệu, hai triệu người truy cập được các diễn đàn, các blogger đều biết. Còn cả 80 triệu người Việt khác có biết không? Thế thì làm sao cho họ biết sự thật. Những người lính QĐND VN làm sao biết được sự thật? Làm sao họ hiểu được trước khi mất nước thì họ bị bán đứng rồi. Làm sao người công an biết rằng khi mất nước thì mất đảng và họ cũng bị biến mất luôn.


Ai sẽ làm việc này? Chắc chắn những người Việt không cam tâm làm “dân Tàu Cộng” phải đứng lên, đi từ một ngọn lửa nhỏ để thành đám cháy lớn. Làm sao làm được việc nhưng cũng tránh được tình trạng một Thiên An Môn thứ hai. Phải vận dụng TRÍ để sáng tạo những phương cách tốt. Phải vận dụng phương tiện thích hợp với điều kiện có được.


Tàu Cộng đang làm những gì mà CSVN đã làm khi cưỡng chiếm miền Nam nhưng tráo trở hơn, lật lọng hơn và lưu manh hơn.


Chuyện đặt giàn khoan của Tàu Cộng ở biển Đông cũng giống như chuyện ngưng bắn da beo hay ngưng bắn tại chỗ trong Hiệp Định Paris 1973 để rồi, sau khi các vở kịch hạ màn thì nhiều giàn khoan khác của Tàu Cộng sẽ mọc đầy ở vùng biển Đông.


CSVN đang bị chiếu tướng? Chỉ có cách duy nhất là bỏ đi bàn cờ đang bí để lịch sử đưa bàn cờ mới, xóa đi những thỏa hiệp bất bình đẳng, xóa đi nỗi nhục này để cứu lấy nước nhà.


CSVN đang làm trò hề trên sân khấu chính trị? Hãy mở mắt và làm cho dân Việt đồng loạt mở mắt để từ sự mở mắt đó mà tiến tới những hành động cụ thể.

 

From : Lê Thắng
http://danlambaovn.blogspot.fr/2014/06/mo-mat-chua.html

 

 

Hải Dương-981 là bình phong cho mưu đồ nguy hiểm hơn của Trung Quốc

Nhiều chuyên gia và học giả cho rằng, việc Bắc Kinh cải tạo đất, xây dựng các đảo nhân tạo là mối đe dọa với an ninh khu vực.

Khi nói về các hòn đảo trên đại dương, mỗi chúng ta thường hình dung ra một điểm nghỉ dưỡng với nắng vàng, cát trắng, biển xanh, các con sóng xô bờ và những cơn gió dường như cũng mang vị mặn của biển.

Tuy nhiên, trong vài tháng qua, khi nói đến những hòn đảo, người ta sẽ hình dung ngay đến căng thẳng trong tranh chấp lãnh thổ đang ngày càng trở nên gay gắt hơn giữa Trung quốc và các quốc gia châu Á khác ở Biển Đông.  

 
Xây đảo để thực hiện mưu đồ thâu tóm Biển Đông

Nhiều nguồn tin cho rằng, Trung Quốc đã vận chuyển vật liệu tới khu vực các rạn san hô và bãi đá ngầm để hiện thực hóa âm mưu tạo ra một số hòn đảo mới ở quần đảo Trường Sa.

Theo giới quan sát, động thái này của Trung Quốc là một trong những nỗ lực để mở rộng tầm ảnh hưởng nhằm tiến tới đạt được yêu sách phi lý về chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông. Đây có thể chỉ là một trong những bước chuẩn bị để Trung Quốc có thể xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như căn cứ quân sự bao gồm cả các trạm radar.

Hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc diễn ra tại các bãi đá và rạn san hô ở quần đảo Trường Sa mà Việt Nam và Philippines đều tuyên bố chủ quyền. Kể từ tháng 4/2014, Philippines đã lên tiếng cáo buộc Trung Quốc cải tạo đất tại 2 rạn san hô. Gần đây nhất, trong tháng 6/2014, Tổng thống Philippines, Benigno S. Aquino III đã lên tiếng chỉ trích việc Trung Quốc đang có các hoạt động xây dựng đảo nhân tạo ở 2 địa điểm khác.

Hành động này của Trung Quốc cũng khiến các quan chức cấp cao Mỹ lo ngại. Phát biểu tại Đối thoại Shangri-la lần thứ 13 diễn ra tại Singapore vào cuối tháng 5/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã lên tiếng chỉ trích “các hoạt động cải tạo đất tại nhiều địa điểm” của Trung Quốc.

 

Giới phân tích cho rằng, các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang âm mưu xây dựng sẽ cho phép nước này có địa điểm để đặt các trạm radar giám sát bao trọn khu vực Biển Đông và cũng là căn cứ hậu cần tiếp sức cho các tàu của nước này “tung hoành” trong khu vực. Xa hơn nữa, việc hiện thực hóa yêu sách phi lý ở Biển Đông được cho là một phần trong chiến lược dài hạn của Trung Quốc vươn tới vùng biển Tây Thái Bình Dương.

M. Taylor Fravel một nhà khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts nhận định: "Bằng cách tạo ra sự xuất hiện của các hòn đảo mới, Trung Quốc có thể đang tìm cách tăng cường giá trị của tuyên bố phi lý của mình”.

Các chuyên gia cũng cho rằng, hoàn toàn có khả năng Trung Quốc sẽ vin vào chủ quyền với các hòn đảo mới để tuyên bố vùng đặc quyền 200 hải lý xung quanh mỗi hòn đảo do chính tay họ tạo ra.

Điều này nghe qua dường như phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 nhưng thực tế không phải vậy bởi những đảo họ tạo ra không hội đủ điều kiện làm cơ sở để xác định chủ quyền theo các quy định của Công ước trên.

 

Trung Quốc trắng trợn vi phạm DOC

Tháng trước, trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh trắng trợn cho rằng, họ có quyền xây dựng ở quần đảo Trường Sa vì đây là lãnh thổ của Bắc Kinh. Bà Hoa nói: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Nam Sa (cách Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam)”.

 

  Bằng chứng không thể chối cãi cho thấy Trung Quốc đang cải tạo đất ở Gạc Ma

Các quan chức Trung Quốc cũng cho rằng, Việt Nam và Philippines đã xây dựng cơ sở hạ tầng ở những khu vực mà Trung Quốc cho là “có tranh chấp” trước và vì vậy Bắc Kinh cũng có quyền tự do thực hiện các dự án của mình.

Tuy nhiên, giới phân tích lưu ý rằng, các quốc gia khác không xây dựng đảo nhân tạo và họ đã xây dựng cơ sở vật chất trên các đảo ở Biển Đông trước năm 2002 – thời điểm mà Trung Quốc và 9 quốc gia Đông Nam Á khác ký Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

Điều khoản trong DOC quy định rõ, các bên liên quan cần phải có các hành động kiềm chế, tránh làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông và không tiến hành các hoạt động nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực.

Theo các nhà phân tích, hoạt động của Trung Quốc gần đây ở Trường Sa rõ ràng đã vi phạm DOC. Giáo sư Carlyle A. Thayer của Đại học Đại học New South Wales, Australia nhận định: “Hoạt động của Trung Quốc làm thay đổi hiện trạng trong khu vực. Nó không giúp ích gì cho an ninh khu vực mà chỉ làm gia tăng căng thẳng tại Biển Đông”.

Một quan chức phương Tây cho biết, kể từ tháng 1/2014, Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng 3-4 hòn đảo. Ông này cũng cho rằng, có ít nhất một trong số các đảo Trung Quốc đang xây dựng sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự.

 

Trung Quốc hạ đặt giàn khoan để thực hiện mưu đồ thâm sâu hơn?

Tháng 5/2014, Trung Quốc ngang nhiên tiến hành hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 trong Vùng thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thổi bùng lên căng thẳng trong khu vực.

Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia và học giả cho rằng, việc Bắc Kinh cải tạo đất, xây dựng các đảo nhân tạo thực sự là vấn đề nghiêm trọng hơn so với vụ việc giàn khoan bởi những hòn đảo này sẽ “tồn tại lâu dài và là cơ sở để thực hiện các mưu đồ phi lý khác” của Trung Quốc ở Biển Đông.

Theo những thông tin và hình ảnh tại thực địa mới được Philippines công bố, Trung Quốc không chỉ có ý định cải tạo đất mà còn âm mưu xây dựng một đường băng ở bãi Gạc Ma (tên quốc tế là Johnson South Reef, theo cách gọi của Philippines là Mabini còn Trung Quốc gọi là Chigua). Sau khi xem những hình ảnh nói trên, một quan chức phương Tây không ngần ngại cho rằng: “Trung Quốc đang biến bãi Johnson thành đảo Johnson”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose cho rằng, những bức ảnh này là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy sự ngang ngược, coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc trong việc đòi thực hiện yêu sách chủ quyền phi lý đối với gần trọn diện tích ở Biển Đông.  

 

Trước những lý lẽ thiếu thuyết phục của Trung Quốc về chủ quyền bãi Gạc Ma (trên thực tế Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm của Việt Nam hồi năm 1988), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình khẳng định rằng, việc Trung Quốc đã và đang tiến hành hoạt động xây dựng ở Gạc Ma và một số đảo khác ở quần đảo Trường Sa là bất hợp pháp và vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

Ông Lê Hải Bình nói: “Việt Nam có đầy đủ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa. Các cơ quan chức năng Việt Nam cho biết, thời gian qua, tại khu vực quần đảo Trường Sa, phía Trung Quốc đã tiến hành một số hoạt động mở rộng, xây dựng công trình trái phép xung quanh khu vực bãi đá Gạc Ma, cũng như một số điểm đảo khác ở khu vực Trường Sa vốn đã bị Trung Quốc sử dụng vũ lực chiếm đóng trái phép từ năm 1988”.

Ông Lê Hải Bình nói thêm: “Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp nói trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc nghiêm túc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, tôn trọng Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành động xây dựng mở rộng trái phép tại khu vực quần đảo Trường Sa, cũng như các hành động đơn phương khác làm thay đổi hiện trạng của khu vực quần đảo Trường Sa cũng như khu vực khác trên Biển Đông, rút ngay các tàu, thiết bị của Trung Quốc khỏi khu vực này, không để tái diễn hành động tương tự trong tương lai vì nó đe dọa hòa bình, ổn định khu vực cũng như tại Biển Đông”.

 

Ý đồ lộ rõ, Trung Quốc tiếp tục quanh co

Trước những diễn biến căng thẳng ở Biển Đông, Việt Nam luôn thể hiện thiện chí sẵn sàng đàm phán, đối thoại để tháo gỡ bất đồng thì Trung Quốc lại tỏ ra “bất cần”, không chịu hợp tác. Jin Canrong, Giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học Nhân dân của Trung Quốc cho rằng, việc Trung Quốc cải tạo bãi Gạc Ma chỉ là “một thử nghiệm kỹ thuật để nghe ngóng phản ứng của các nước khác và xem điều này có thể thực hiện được không”. Nếu muốn xây dựng đảo lớn hơn, Trung Quốc sẽ chọn đảo Đá Chữ Thập cách Đá Gạc Ma khoảng 144km về phía tây.

Từ cuối tháng 5/2014, các thông tin về kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo đã lan truyền trên báo chí Trung Quốc. Trích dẫn một báo cáo được đăng tải trên trang web của Viện nghiên cứu và thiết kế đóng tàu số 9 Trung Quốc (NDRI) tại Thượng Hải, tờ Thời báo Hoàn cầu cho hay kế hoạch đảo nhân tạo - vốn chưa rõ ràng - có thể bao gồm một đường băng và một bến tàu và thậm chí cả một sân bay với đường băng và nhà chứa máy bay.  

 

Khi các phóng viên liên hệ với công ty này để xác nhận thông tin, đại diện NDRI cho biết, vì thông tin nói trên “quá nhạy cảm” nên đã bị gỡ bỏ khỏi trang web của công ty. Người này cũng từ chối không đưa ra bình luận gì thêm.

Ông Wu Shicun Chủ tịch Viện Nghiên cứu Biển Đông, người hiện đang tham gia nhóm nghiên cứu liên kết với Chính phủ Trung Quốc trên đảo Hải Nam cũng thừa nhận việc Trung Quốc đang có các hoạt động cải tạo đất ở một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Tuy nhiên, ông này khăng khăng cho rằng, việc Trung Quốc xây đảo là để hướng tới tăng cường quản lý thủy hải sản trong nước và khả năng cứu trợ nhân đạo, không nhằm mục đích quân sự.

Ông Shicun nhắc lại luận điệu quen thuộc được giới chức Trung Quốc thường sử dụng: “Các cơ sở vật chất chúng tôi xây dựng thậm chí còn nghèo nàn, sơ sài hơn cả của Philippines và Việt Nam. Việt Nam thậm chí còn có một sân bóng ở đó”.

Bình luận trên của ông Shicun rõ ràng là muốn ám chỉ đến việc Hải quân Việt Nam và Philippines ngày 7/6 đã tiến hành giao lưu bóng chuyền tại quần đảo Trường Sa. Hoạt động giao lưu hoàn toàn bình thường thể hiện tình đoàn kết giữa hai quốc gia trong ASEAN lại khiến Trung Quốc “nổi đóa”.

“Các bạn có thấy rằng hành động nhỏ nhằm xích lại gần nhau của Việt Nam và Philippines là một trò diễn vụng về của hai nước này”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh ngang nhiên tuyên bố tại cuộc họp báo ngày 9/6.

Bà Hoa Xuân Doanh còn lớn tiếng rằng: “Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi đối với quần đảo Trường Sa và các vùng biển lân cận… Trung Quốc yêu cầu Việt Nam và Philippines ngừng bất kỳ hành vi nào có thể gây tranh cãi và các hành vi gây rối khác cũng như không làm phức tạp tình hình và phóng đại các tranh chấp”.

 

Trung Quốc – nhân tố gây bất ổn khu vực

Tuy nhiên, tờ USNews của Mỹ đưa ra bình luận nhấn mạnh rằng, cái gọi là “chủ quyền không thể chối cãi” này lại rất đáng tranh cãi nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đưa ra yêu sách và chủ quyền đối với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông và chỉ dựa trên “đường lưỡi bò” phi lý mà nước này đơn phương tuyên bố. Yêu sách này không được bất kỳ nước nào khác chấp thuận trừ…Trung Quốc.  


Christopher K. Johnson, chuyên gia phân tích Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington cho rằng, những động thái gần đây của Trung Quốc nhằm bù đắp lại những gì họ cho là chưa được quan tâm đúng mức bởi hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc tập trung chủ yếu vào Đài Loan mà không chú ý tới Biển Đông.

Theo ông Johnson, Trung Quốc không giấu giếm tham vọng tăng cường, mở rộng sức mạnh hải quân của mình. “Không còn nghi ngờ gì nữa, họ (Trung Quốc) đang muốn thực hiện tham vọng có một cơ sở hải quân ở một trong những đảo họ đang cải tạo xây dựng”.

Trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo quân đội Trung Quốc không ít lần tuyên bố sẽ xây dựng một lực lượng hải quân đủ mạnh để lực lượng của họ không chỉ hoạt động quanh những gì Trung Quốc gọi là “chuỗi đảo đầu tiên” – các quần đảo gần đất liền gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mà sẽ hướng tới “chuỗi đảo thứ hai” – bao gồm đảo Guam và các vùng lãnh thổ xa hơn về phía đông.

Giáo sư Thayer cho biết, ông chưa thấy có dấu hiệu nào chứng tỏ khả năng Trung Quốc sẽ thiết lập cơ sở quân sự lớn trên các đảo mới do họ tạo ra. Tuy nhiên, ông nói rằng, những gì Trung Quốc làm ở Biển Đông cũng không khác so với những gì họ toan tính ở Hoa Đông - nơi Trung Quốc đã có tranh chấp từ lâu với Nhật Bản.

Ông Thayer nói: “Bản chất của hai trường hợp này là giống nhau. Tất cả có vẻ như là nằm trong một kế hoạch mới nhằm khẳng định tham vọng chủ quyền của Trung Quốc. Tham vọng này sẽ không biến mất và chính vì thế nó sẽ là yếu tố gây căng thẳng trong khu vực.

 

  Songphuong.jpg

 

Thủ tướng VN: 'TQ xâm phạm chủ quyền'

Thủ tướng Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vùng biển hiện nay

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì rằng Bắc Kinh đã 'xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền' của Việt Nam khi đưa giàn khoan vào vùng biển như hiện nay.

Trang web của Chính phủ Việt Nam cũng nói ông Dũng nói trong cuộc gặp tại Hà Nội rằng hành động của Trung Quốc đã "vi phạm những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, vi phạm luật pháp quốc tế" cũng như "gây bất bình và làm tổn thương tình cảm của nhân dân Việt Nam, tác động tiêu cực đến quan hệ hợp tác giữa hai Đảng, hai nước".

TT Dũng cũng "yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam" theo trang web chính phủ Việt Nam.

 

Vị thủ tướng cũng được dẫn lời nói "Việt Nam kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền của mình bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế".

Ngoài cuộc gặp với Thủ tướng Việt Nam và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc cũng gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn lời ông Trọng "nhấn mạnh tính nghiêm trọng và tác động rất tiêu cực của việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển của Việt Nam từ đầu tháng 5 đến nay đối với nhân dân Việt Nam, cục diện quan hệ Việt-Trung và tình hình khu vực.."

Ông Trọng cũng "khẳng định lập trường về chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông là không thay đổi và không thể thay đổi."

Ông Dương là quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc tới thăm Việt Nam kể từ khi Bắc Kinh đưa giàn khoan vào vùng biển mà Việt Nam nói là thuộc về Việt Nam.

'Không đột phá'Báo chí Trung Quốc nói một số trao đổi cấp thấp hơn đã bị hoãn trong khi không có cuộc gặp gỡ cao cấp nào khác được lên lịch giữa hai bên.

Các học giả Trung Quốc cũng được dẫn lời nói Việt Nam nên "tận dụng" cơ hội mà chuyến thăm của ông Dương tạo ra để giải quyết vụ việc.

 

Nhân chuyến thăm Việt Nam ngày 18/06/2014 của Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, xin lược dịch hai đoạn ngắn có liên quan đến nhân vật này trong hồi ký « Hard Choices » (Những lựa chọn khó khăn) của cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, bản tiếng Pháp mang tên « Le Temps des décisions » (Thời điểm quyết định) vừa được phát hành cách đây đúng một tuần, ngày thứ Tư 11/6.


…Ngoại trưởng Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) đã dần leo lên từng thang bậc trong ngành ngoại giao, ban đầu ông ta chỉ là phiên dịch. Tiếng Anh hoàn hảo của ông giúp chúng tôi có thể trò chuyện thật lâu, đôi khi nói liên hồi, trong nhiều cuộc điện đàm và hội nghị. Dương Khiết Trì hiếm khi vượt quá sự thận trọng ngoại giao, nhưng đôi khi tôi cũng có thể nhận ra tính cách thật sự của ông ta.


Một hôm, ông nói với tôi là khi còn nhỏ ở Thượng Hải, lớp học của ông không được sưởi ấm khiến ông run cầm cập, tay lạnh cóng không giữ được cây bút. Quá trình đi lên từ phòng học lạnh giá ấy đến Bộ Ngoại giao là một sự tự hào khủng khiếp cho những tiến bộ của Trung Quốc.


Đó là một con người dân tộc chủ nghĩa thâm căn cố đế, và chúng tôi có những lần tranh luận căng thẳng, đặc biệt về những chủ đề nhạy cảm như Biển Đông, Bắc Triều Tiên và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Nhật Bản.


Trong những cuộc đối thoại gần nhất năm 2012 vào đêm khuya, Dương Khiết Trì không ngớt ca ngợi dài dòng vô số thành tựu và sự ưu việt của Trung Quốc, nhất là sự thống trị trong môn điền kinh. Lúc đó là khoảng một tháng sau Thế vận hội Luân Đôn, và tôi lịch sự nhắc ông ta, Hoa Kỳ mới là quốc gia giành được nhiều huy chương nhất.


Dương trả lời, « sự xuống dốc tạm thời » trong Olympic củaTrung Quốc là do sự vắng mặt của nhà vô địch bóng rổ Yao Ming vì bị chấn thương. Ông ta cũng nói đùa là nên lập ra « Thế vận hội ngoại giao » với những môn tranh tài như « số kilomet đã đi qua », như vậy Mỹ sẽ có thêm ít nhất một huy chương.

 

Chiều ngày 22/07/2011, Diễn đàn khu vực ASEAN khai mạc tại Trung tâm Hội nghị Hà Nội, với các thảo luận chính thức về thương mại, biến đổi khí hậu, nạn buôn người, vũ khí hạt nhân, Bắc Triều Tiên và Miến Điện. Dù vậy, vào ngày thứ hai trong lúc các cuộc hội thảo tiếp diễn, một chủ đề duy nhất chiếm lĩnh tâm trí mọi người : Biển Đông !


Các bất đồng về lãnh thổ, đã mang sẵn bề dày lịch sử, dân tộc chủ nghĩa và vai trò kinh tế, đã trở thành một vấn đề thử nghiệm cốt lõi : liệu Trung Quốc sẽ sử dụng sức mạnh đang lên của mình để thống trị một khu vực ảnh hưởng đang bành trướng, hay là khu vực sẽ tái khẳng định rằng các tiêu chuẩn quốc tế cũng phải được áp dụng ngay cả cho các nước mạnh nhất ?


Các chiến hạm đối đầu tại các vùng biển tranh chấp, báo chí kích thích tình cảm dân tộc trong toàn vùng, và các nhà ngoại giao cố hăng hái ngăn cản xung đột nổ ra.

Tuy nhiên, Trung Quốc luôn nhấn mạnh đây không phải là đề tài thích hợp cho một hội nghị khu vực.


Đêm hôm ấy, tôi tập hợp ông Kurt Campbell và ê-kíp phụ trách châu Á để nghiên cứu kế hoạch cho ngày mai. Những gì chúng tôi có trong đầu đòi hỏi một nỗ lực ngoại giao khéo léo, phải vận dụng mọi công sức thực tiễn đã bỏ ra trong khu vực từ một năm rưỡi qua. Chúng tôi mất nhiều tiếng đồng hồ để hoàn chỉnh bản tuyên bố tôi sẽ đọc hôm sau, và điều chỉnh sự phối hợp với các đối tác.


Ngay khi mở màn phiên họp ASEAN, vở kịch đã bắt đầu. Việt Nam là người phát pháo. Mặc cho Trung Quốc phản đối ý định thảo luận về Biển Đông trong khuôn khổ hội nghị, Việt Nam đã nêu ra vấn đề tranh chấp. Rồi lần lượt từng bộ trưởng các nước đứng lên bày tỏ mối quan ngại và khuyến cáo sử dụng giải pháp đa phương và hợp tác để giải quyết các bất đồng lãnh thổ. Sau khi Trung Quốc phô trương cơ bắp và khẳng định sự thống trị của mình trong suốt hai năm, các nước khu vực đã phản ứng.

Thời cơ đã đến, tôi ra hiệu xin phát biểu.


Tôi tuyên bố, Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong mọi tranh chấp. Nhưng chúng tôi ủng hộ giải pháp đa phương được đề nghị, với sự tôn trọng luật quốc tế và không có việc cưỡng bức, hay đe dọa sử dụng vũ lực. Tôi nhiệt liệt khuyến khích các quốc gia trong khu vực bảo đảm việc tự do di chuyển trên Biển Đông, và cùng soạn thảo một bộ quy tắc ứng xử để ngăn chặn những xung đột.


Hoa Kỳ sẵn sàng tạo điều kiện cho tiến trình này, vì chúng tôi coi tự do hàng hải tại Biển Đông là « lợi ích quốc gia » của Mỹ. Từ ngữ này được chọn lựa cẩn thận để chơi xỏ lại khái niệm « lợi ích cốt lõi » mà Trung Quốc trước đó không lâu đã gắn liền với yêu sách bành trướng lãnh thổ trong khu vực này.

 

Đến cuối tuyên bố, tôi thấy Dương Khiết Trì giận tái cả mặt ! Ông ta yêu cầu ngưng phiên họp một tiếng đồng hồ trước khi trả lời. Khi trở lại, nhìn thẳng vào mắt tôi, Dương Khiết Trì bác hẳn chủ đề Biển Đông và cảnh báo mọi can thiệp từ bên ngoài. Rồi quay sang những người láng giềng châu Á, ông ta nhắc lại rằng Trung Quốc « là một nước lớn, lớn hơn tất cả những nước có mặt ở đây cộng lại ». Trong khuôn khổ hội nghị này, đó không phải là một lý lẽ thuyết phục.


Sự đối đầu ở Hà Nội không giải quyết được những bất đồng trên Biển Hoa Đông và Biển Đông – hiện vẫn đang mạnh mẽ và nguy hiểm vào lúc tôi viết những dòng này.

Nhưng trong những năm sau đó, các nhà ngoại giao khu vực vẫn xem hội nghị trên là một bước ngoặt, đối với tư cách lãnh đạo của Mỹ tại châu Á cũng như với cú sốc chống lại tham vọng thái quá của Trung Quốc.


Khi trở về Washington, tôi cảm thấy tin chắc hơn vào chiến lược và vị trí của chúng tôi tại châu Á. Lúc mới bắt đầu năm 2009, nhiều nước trong khu vực nghi ngại về sự cam kết và bền bỉ của chúng tôi. Tại Trung Quốc, một số người tìm cách thủ lợi từ cảm tưởng này. Chiến lược xoay trục được hình thành để xóa tan những nghi ngờ ấy. Trong một lần nói chuyện với Đới Bỉnh Quốc, ông ta đã thốt lên : « Tại sao các vị không ‘xoay trục’ đi chỗ nào khác ngoài khu vực này ? »


Tôi đã vượt qua nhiều cây số, nghe được nhiều bài diễn văn ngoại giao được diễn dịch một cách vụng về mà tôi chưa bao giờ tin lại có thể xảy ra. Nhưng điều này đã được đền bù. Chúng tôi đã ra khỏi được hố thẳm hồi mới lập chính phủ Obama, đã tái khẳng định sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.

 

 

Như thức ăn trước khi xuống bao tử phải qua cái “yết hầu”. Trung Quốc cũng như Nhật Bản hiểu rất rõ giá trị tuyến hàng hải đi qua biển Đông, mọi sự ách tắt từ bất cứ lý do gì tại khu vực này cũng sẽ đe doạ nghiêm trọng hệ thống “tuần hoàn” của nền kinh tế quốc gia.


Nhật Bản không muốn Trung Quốc tự tung tự tác đe doạ áp đặt những cục “máu đông” trên đường huyết quản của mình, ngược lại Trung Quốc lại muốn điều này trong tương lai dù gần hay xa nếu giải phẫu được hay ít ra củng làm “đông cứng” Việt Nam và Philippines, hai quốc gia dính chặt với biển Đông mà TQ cho rằng mình thừa khả năng! Nếu không có một thế lực thứ ba nào đủ sức hỗ trợ cho 2 quốc gia này.


Dù được bảo đảm dưới cái bóng dù nguyên tử của Hoa Kỳ nhưng trước một thế giới đầy biến động kinh tế dẫn đến đôi khi làm bạc màu chính trị, bên cạnh liên minh thì Nhật Bản cũng muốn tự tin làm chủ số phận mình một khi bị trực diện thách thức bởi một Trung Quốc đang “hung hăng” mà trước mắt trực tiếp trong khu vực là Việt Nam và Philippines hai quốc gia rất có ý nghĩa về chiến lược giúp Nhật Bản để đối phó với “khát vọng” của TQ trên biển Hoa Đông và biển Đông, bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản.


Với Trung Quốc trong tầm nhìn “chiến thuật” sẽ rất quan ngại và nghiêm trọng – Nếu không may bởi một nguyên nhân khách quan nào đó vì quyền lợi sống còn của quốc gia mình mà Việt Nam và Philippines cho phép Nhật Bản sử dụng chính thức hay tuỳ hoàn cảnh một vài căn cứ quân sự trên đất liền hướng ra biển Đông trong khu vực “lưỡi bò” mà TQ áp đặt.


Và vì vậy không chỉ là dự đoán mà chắc chắn trong hành trang của “con cáo già” ngoại giao TQ Dương Khiết Trì mang đến Việt Nam bên cạnh cái bánh “đàm phán song phương” trang điểm 4 tốt 16 vàng, lần này sẽ có thêm “củ cà rốt và cây gậy” cho con “thỏ đế” CSVN.


Xoa đầu dụ dỗ ,răn đe và hứa hẹn đó là những gì mà người dân Việt cảm nhận được từ Dương Khiết Trì khi sang Việt Nam gặp các chóp bu CSVN lần này, trước cuộc viếng thăm của ngoại trưởng Nhật Bản.


Cũng nên biết rằng ông Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh là Chủ tịch Uỷ ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc trong khi ông Dương Khiết Trì cũng là Chủ tịch Uỷ ban chỉ đạo hợp tác song phương Trung Quốc-Việt Nam.


Chúng ta thử tham khảo giá trị của cái gọi là “Uỷ ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc” của 2 đảng CSVN và TQ là cái gì?


Qua Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc trong nội dung bài viết đề ngày 06/06/2014 phát đi mang tựa đề “Việt Nam gây ra Cơn sóng tháng Năm” lên án Việt Nam “bất chấp luật quốc tế và sự thực, huy động vài chục chiếc tàu quấy nhiễu hoạt động khoan thăm dò trên vùng biển thuộc quần đảo Tây Sa của Trung Quốc”.


Bài báo phát thanh nhắc lại luận điệu “quần đảo Tây Sa là lãnh thổ vốn có từ đời Hán” của Trung Quốc và công hàm Phạm Văn Đồng, tác giả Trần Khánh Hồng, Viện nghiên cứu Quan hệ Quốc tế Hiện đại Trung Quốc cho là “quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố có chủ quyền chỉ là một số hòn đảo và bãi cát dọc biển Trung bộ Việt Nam”.


Bài viết khẳng định “Trung Quốc luôn kiềm chế tối đa”. Các tàu Trung Quốc “hàng ngày phải hứng chịu vài chục lần đâm va của các loại tàu kể cả tàu vũ trang của Việt Nam”. Phía Việt Nam còn “thả hàng loạt chướng ngại vật như lưới thép, lưới cá, gỗ, thùng trôi… xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Trung Quốc và đe doạ an ninh hàng hải”.


Theo bài phát thanh, “Chính phủ Trung Quốc đã tiến hành khoảng 30 cuộc trao đổi với Việt Nam. Thế nhưng Việt Nam không những không đình chỉ hành vi quấy nhiễu trên biển, mà còn đổi trắng thay đen, “than khóc khắp nơi” cáo buộc đó đây”.


Đài này cho rằng: “Sở dĩ Việt Nam đưa ra những phản ứng kịch liệt như vậy là toan mượn cớ để mở rộng lợi ích trên Nam Hải”, “thừa cơ chuyến thăm Đông Á của ông Obama để làm rùm beng, ASEAN hoá tranh chấp Nam Hải”. Cáo buộc “Việt Nam bất chấp đại cục, gây ra Cơn sóng tháng Năm”, bài viết đòi “Việt Nam phải bồi thường tổn thất và xin lỗi nhân dân Trung Quốc.(**)


Vậy đó! Tinh thần hợp tác của sự chỉ đạo: “Uỷ ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc” !? 


Liệu đảng và nhà nước CSVN có đủ can đảm chứng tỏ cho toàn dân Việt và thế giới thấy hành động như thế nào mới là không hèn hạ “than khóc khắp nơi” như Bắc Kinh bêu riếu, hay vẫn cứ cúi đầu liếm cái bánh “song phương” bốc mùi “đại cục”? – Có dám không? Hỡi các chóp bu CSVN - Quốc Hội tuyên bố với gần trăm triệu toàn dân Việt Nam và thế giới rằng: “Chỉ đàm phán khi giàn khoan 981 và tàu chiến Trung Quốc rời khỏi lãnh hải thềm lục địa chủ quyền Việt Nam”?- Một lời phán từ lương tri bất khuất của hồn thiêng dân tộc mà ai ai trong chúng ta sẽ không ngần ngại – Trừ đảng CSVN ??  


Tuy nhiên quan chức giấu tên của Việt Nam được hãng tin AP dẫn lời nói hai bên không đạt được đột phá.

Hà Nội nói kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế là một trong những giải pháp họ có thể cân nhắc nhưng chưa rõ liệu có diễn ra vụ kiện như vậy không.

Bắc Kinh luôn muốn giải quyết các tranh chấp qua đối thoại song phương.

Báo chí Việt Nam có vẻ thận trọng khi đưa tin về chuyến thăm. Điều này trái ngược với cách đưa tin mạnh mẽ hơn của một số tờ báo Trung Quốc .

 

Tới Hà Nội, ông Dương nói ‘rất coi trọng quan hệ với Việt Nam’ và muốn khuyên nhủ ‘đứa con lạc lối’ hãy trở về, theo lời lẽ trên báo Trung Quốc.Rõ ràng Bắc Kinh không có ý nhượng bộ về giàn khoan nhưng lại không muốn cái giàn khoan đó đẩy Hà Nội ra khỏi vòng cương tỏa của mình.

Một lần nữa, ông Dương lại nhắc nhở Hà Nội về đại cục.

Vẫn là đồng chí?Ông Dương đến Việt Nam với tư cách đại diện cho Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trước truyền thông quốc tế, cả chủ lẫn khách đều gọi nhau là ‘đồng chí’.

Nhưng đã lôi nhau ra nói trước mắt bàn dân thiên hạ thì còn đồng chí nỗi gì?

Các nhà lãnh đạo Việt Nam có thể sợ mất tình cảm với Trung Quốc chứ Trung Quốc thì rất thẳng thừng.

Bắc Kinh thừa hiểu đây là ‘tình đoàn kết vô sản’ của Hà Nội đối với họ vào lúc đó. Nhưng họ vẫn thừa cơ chộp lấy để biến thành con dao đâm lại Hà Nội.

Có điều các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã đặt lợi ích quốc gia dân tộc của họ lên trên hết, còn chính quyền Bắc Việt chỉ nên tự trách mình đã không tỉnh táo như họ mà thôi.

Với lại, do Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quyền lãnh đạo không có ai phản biện nên những sai lầm nghiêm trọng như thế này vẫn không bị phát hiện và ngăn chặn.

Nhưng lần này, đòn nặng tay của Trung Quốc dường như đã làm Hà Nội bừng tỉnh.

Chừng mấy năm trước, ai có thể nghĩ rằng sẽ có ngày chính quyền Hà Nội trân trọng Việt Nam Cộng hòa ‘đã giữ chủ quyền’ và nhờ 'đế quốc Mỹ' lên án người 'đồng chí' Trung Quốc?

Tương quan lực lượngDẫu sao đi nữa toàn bộ hệ thống chính trị Việt Nam đã được huy động ở mức độ chưa từng thấy để đấu tranh với Trung Quốc.

Trung ương Đảng, Quốc hội, Thủ tướng và mới đây là Chủ tịch nước đều đã lên tiếng. Các nhà ngoại giao Việt Nam tranh thủ mọi diễn đàn; đại sứ tại các nước cũng được huy động; họp báo quốc tế liên tục ở Hà Nội; hệ thống truyền thông đưa tin Biển Đông hàng ngày; còn trên thực địa tàu chấp pháp Việt Nam không ngày nào

không đối đầu với tàu Trung Quốc.

 

Trung Quốc đã có kế hoạch chiếm Biển Đông từ lâu

Khi Trung Quốc vẽ cái lưỡi bò đó để ôm hết Biển Đông trước mặt Việt Nam, rõ ràng họ đã quá coi thường người dân Việt.

 

Các nước có quan tâm?Các nước chỉ can thiệp khi họ có lợi ích trực tiếp trong tranh chấp Biển Đông.

Khi Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa, lúc đó Mỹ, Nga có lợi ích gì mà bảo vệ Việt Nam? Trong khi đó họ vừa cải thiện quan hệ với Trung Quốc.

Tuy nhiên, hiện nay các nước đều lo sợ tranh chấp Biển Đông leo thang thành xung đột thì tuyến đường hàng hải quan trọng sẽ bị gián đoạn.

Và liệu Trung Quốc có đảm bảo cho tàu bè qua lại nếu Biển Đông nằm hoàn toàn dưới sự kiểm soát của họ?

Với nữa, một nước lớn có tham vọng lớn như Trung Quốc làm chủ được Biển Đông thì họ có dừng ở đó không?

Mỹ đã nhiều lần lên tiếng về tự do hàng hải – rõ ràng nhằm vào mục tiêu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.

Trước mắt, cả Việt Nam và Trung Quốc đều không có lợi ích gì trong một cuộc xung đột trên Biển Đông nhưng về lâu dài khi lợi ích của hai bên đi đến chỗ quyết không

thể nhượng bộ thì một cuộc đối đầu quân sự xem ra khó tránh khỏi.

 

 

 

 

From : Dânlambao , BBC ,VOV ,Hoàng Thanh Trúc ,.Thụy My..................

 

http://danlambaovn.blogspot.fr/2014/06/duong-khiet-tri-va-cai-banh-song-phuong.html

http://thuymyrfi.blogspot.fr/2014/06/ba-hillary-clinton-noi-ve-duong-khiet.html

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tag(s) : #Dư Luận Chính Trị VN
Partager cet article
Repost0
Pour être informé des derniers articles, inscrivez vous :