Võ đang phái của Trương Tam Phong có nhiều điểm khác biệt. Một là thờ bái Chơn Võ Đại Đế, coi Chơn Võ Đại Đế là tổ sư. Hai là coi trọng tu luyện "nội đơn". Phái Võ Đang thuộc phái thanh tu, coi trọng tu luyện nội đan, đối lập với "ngoại đan" ( Ngoại đơn là điều chế dược thảo bằng Lư Đảnh để chế tạo thành thuốc "trường sinh bất từ"  tức kim đan ). Các đạo sĩ dùng phương thuật  đem thân thể chính mình ra làm Lư Đảnh (lò nấu), dùng thể chất "tinh" và "khí" của mình làm dược liệu, khiến cho "tinh, khí, thần" ngưng tụ kết thành "Thánh Thai", đó gọi là "Nội đan". Ba là tập luyện kỹ thuật Nội Gia Quyền của Võ Đang. Bốn là chủ trương tam giáo hợp nhất.

Không ít sách vở đã chép, Nội gia quyền là do Trương Tam Phong sáng lập, theo truyền thuyết là do đêm ông nằm mộng thấy Chơn Võ Đại Đế truyền dạy cho môn quyền pháp ấy rồi sáng tạo ra Võ Đang phái Nội gia quyền,chuyên về nội công. Cuối đời Minh có Hoàng Tông Hy viết "Vương Trưng Nam mộ chí minh" nói rằng: "Sở dĩ gọi là Nội gia vì lấy tĩnh chế động, kẻ sử dụng ứng theo tay mà mà phát ra để phân biệt với nội gia của Thiếu Lâm ".








Quan thiên chi đạo, chấp thiên chi hành.
Đạo Trời là Vô Vi, là Trí Trung, Trí Hòa. Đạo Trời là Vô Thanh, Vô Xú, không tiếng không hơi.

«Thánh Nhân quan thiên chi đạo, chấp thiên chi hành, chưởng ốc Thiên Nhân ám hợp chi cơ, xử hành vi hợp hồ Thiên Đạo, bất vi tự nhiên, tắc trị quốc dưỡng sinh các đắc kỳ nghi...»

«Thánh nhân xem Trời, bắt chước Trời hành sự, nếu việc Trời việc người ăn khớp với nhau, làm gì cũng hợp đạo Trời, không làm gì sai trái với tự nhiên, thì trị nước hay tu thân đều tốt đẹp.» (Hoàng Đế Âm Phù Kinh) .Ngày có mặt trời, đêm có mặt trăng. Mà mặt trời thời hằng cửu, bất biến, mặt trăng thì tròn khuyết biến thiên. Mặt trời là Thái Cực, mặt trăng là Âm Dương. Trăng có tròn có khuyết, con người có khi tốt có khi xấu, nhưng lúc chung cuộc phải tiến tới viên mãn như trăng ngày rằm, như mặt trời chính Ngọ. Chu kỳ mặt trăng gồm đủ 64 quẻ Dịch mà chúng ta không thấy.

Mỗi chớp mắt, mở mắt của chúng ta, mỗi một ngày một đêm, mỗi một tháng, mỗi một năm cũng gồm đủ 64 quẻ Dịch. Như vậy rõ ràng là Trời muốn chúng ta sống theo đúng tự nhiên, thì mọi sự sẽ chu toàn.

Thị cố quân tử tri tự nhiên chi Đạo bất khả vi, nhân nhi chế chi.

(是 故 君 知 自 然 之 道 不 可 違, 因 而 制 之.)

Cho nên người quân tử không thể đi sai Đạo tự nhiên. Chỉ có thể nhân đó biến chế mà thôi.


«Thiên Địa chi thần dữ Ngô chi thần đồng vu nhất thể, cố động dữ Thần khế, tĩnh dữ Thần cụ, dữ Thái Không vi nhân, dữ tạo vật giả vi hữu, Thể Tính vô thù, thị vị Đắc Đạo.»Thần Trời Đất với Thần trong ta là Một, nên khi hoạt động thời in như thần, khi tĩnh lặng thì có đủ Thần trong mình, mình và Thái Không là Một, mình với vạn hữu là bạn, Thể Tánh của mình và Thể Tánh của trời đất không có gì khác biệt, thế gọi là Đắc Đạo.



Bản lai diện mục  Phản bổn hườn nguyên

Con người bẩm thụ khí Ngũ Hành trong thân, nhưng Tâm mới chính là chủ của Thân, Thân chỉ là nhà ở của Tâm. Cho nên ngũ hành thật sự là ở nơi tâm. Mà Tâm thì lại phân ra Nhân Tâm (lòng người) và Đạo Tâm (lòng Đạo, lòng Trời).

Nếu Nhân Tâm mà làm chủ, thì Ngũ tặc sẽ phát ra thành Ngũ Vật là: Hỉ Nộ Ai Lạc Dục.

Nếu Đạo Tâm mà làm chủ, thì Ngũ tặc sẽ biến thành Ngũ Đức là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Nếu hiểu đầu đuôi Ngũ Hành là như vậy, thì sẽ để cho Đạo Tâm chỉ huy để mỗi ngày mỗi tiến, tiến mãi tới Trời. Như vậy Vũ Trụ tuy lớn nhưng không thoát khỏi lòng bàn tay ta, Vạn vật biến hóa cũng không ra ngoài Thân ta.

 

Bảo tinh, dưỡng khí, tồn thần
Tu luyện kim đơn, trước hết phải luyện kỷ (là sửa mình cho đầy đủ tinh, khí, thần).
Dù cho hành trú, tọa, ngọa (đi, đứng, nằm, ngồi) cũng chẳng quên việc luyện kỷ.
Người tu hành trước phải luyện kỷ (sửa mình) đặng làm cho tinh, khí, thần hưng vượng lại, làm cho thất tình, lục dục chẳng động. Thất tình là hỉ, nộ, ái, ố, lạc, ai, dục. Ngũ tặc là: tham, giận, dại, thương, muốn, kêu là nội ngũ tặc. Nhãn (con mắt), nhĩ (tai), tỷ (mũi), thiệt (lưỡi), ý (cái ý) ấy là Thiên-Chi ngũ tặc (năm mối giặc của trời cho). Sắc (sắc tốt), thinh (tiếng), hương (mùi thơm), vị (đồ ăn ngon), xúc (khiến cho mình làm) là Thế-Chi ngũ tặc (năm mối giặc của thường đời).
Cửu khiếu (Người có Cửu Khiếu: Trên 7, dưới 2) mà  tà khí có xâm nhập là do nơi Ba Khiếu quan trọng.
( Ba khiếu quan trọng trong con người là Mắt, Tai, Miệng ).



Khai thông Bát mạch , Cửu chuyển Hườn đơn
Hiền nhân cùng lý hợp hư vô,

Đắc ngộ Kiền KhônTạo Hóa Lư.

 

Hiền nhân cùng lý hợp Hư Vô,

Hiểu được Kiền Khôn Tạo Hóa Lư.

Kim đơn chi đạo  là Đạo của Âm Dương, Ngũ Hành. Mới đầu thì hoà hợp Âm Dương để thành Hườn đơn. Cuối cùng là Tam Ngũ qui nhất, để thành Thánh Thai. Bản chi đãn nhị vật hề, Mạt nhi vi Tam Ngũ. Tam ngũ hoà hợp nhau, thành Nhất khí.


Phụ tinh mẫu huyết kết thành thai
Trông tưởng khác mình lại giống mình

Đại để con người sinh ra nếu không có tinh huyết của cha mẹ phàm tục thì ảo thân không thành, nếu không có Âm Dương của Linh Phụ Linh Mẫu thì không có Pháp Thân. Ảo thân, Pháp Thân đều do Âm Dương mà thành tựu.

xuatthai.jpg


Chơn Nhơn chính là Thần Minh, cũng còn là Thánh Thai. Nó chính là Tiên Thiên hư vô Chân Nhất chi Khí. Ngưng kết thành Tượng. Chân Nhân đó, chí Thần, chí Diệu, phi sắc, phi không, tức sắc, tức không. Sạ Trầm là Tịch Nhiên bất động; Sạ Phù là Cảm nhi toại thông vậy

Kim đơn chi đạo thật là Thâm áo, thật là thần diệu. Nó ám hợp Càn Khôn, mặc thông tạo hóa, đem hữu hình nhập vô hình, lấy Vô Tượng sinh Hữu tượng, cho nên cổ lai Tiên chân, trên xem Thiên Phù, dưới xem Địa Lý, trộm Âm Dương, đoạt Tạo hóa, bảo mệnh tòan hình, để hoàn thành Đại đạo. Tiên Ông dựa vào Trời Đất, gọi là Pháp Tượng. Vì Đại Đạo thời Vô Hình, mà Trời đất thì có tượng, cho nên lấy Hữu đi vào Vô Hình, lấy Thật chỉ cái Không. Nên cái đạo Hư Vô hiện rõ nơi Tượng vậy. 


Đạo Kim Đơn là  để cho Âm Dương tương hợp, trở lại Thiên Lý, không hay không biết, theo đúng phép tắc của Trời, tìm ra Bản Lai diện mục của mình, cho nên gọi là Hườn đơn. Hườn đơn là trở về với cái Bản Lai, Nguyên Hữu của mình, không hề có tăng có giảm .

Hườn đơn này, cổ lai thánh hiền, tuỳ phương tiện mà đặt tên, nên không đồng nhất.

- Luyện tinh hóa khí 煉 精 化 氣 .

- Luyện khí hóa thần 煉 氣 化 神 .

- Luyện thần hoàn hư 煉 神 還 虛 .

Cổ Ký thì gọi là Long Hổ Đan, Hoàng Đế thì gọi là Mỹ Kim Hoa, Hoài Nam thì gọi là Thu Thạch, Ngọc Dương thì gọi là Hoàng Nha, Tham Đồng Khế thì gọi là Kim Sa, là Đao Khuê, tất cả đều cốt là hình dung ra Hoàn Đan là gì mà thôi.

 

Các triết gia Trung Quốc trong vòng hơn 2000 năm không ngừng tìm hiểu sự khởi nguyên của trời đất, họ đã đề xuất ra quan niệm vạn vật nhất thể và mọi biến hoá của trời đất đều do hai khí "Âm" và "Dương" vận hành , họ cho rằng thiên biến vạn hoá do hai quẻ "Càn" và "Khôn" mà ra. Trương Tam Phong kế thừa quan điểm ấy, ngay đến tên "Tam Phong" của ông theo tự hình cùng liên quan tới "Càn" và "Khôn". Trong "Thái Cực quyền luận" ông cũng kết hợp các triết lý Âm Dương, Ngũ Hành, Bát Quái. Trương Tam Phong cho rằng tập luyện Nội gia quyền trước hết là để dưỡng tâm định tính, tụ khí thu thần. Cũng giống như Thiếu Lâm Quyền, Nội gia Quyền không truyền cho người ngoài môn phái, đến nay truyền thống ấy vẫn còn. Võ đang do Trương Tam Phong sáng lập, sau này dần dần được sát nhập vào Toàn Chân đạo, người đời sau thu thập các tác phẩm của ông thành bộ "Trương Tam Phong toàn tập".

Tag(s) : #Sports - Arts martiaux
Partager cet article
Repost0
Pour être informé des derniers articles, inscrivez vous :