Năm Bính Tuất  Nói chuyện xuất hành

Quảng Đức


Chủ Nhật, 29 tháng 1 năm 2006 là ngày khởi đầu năm mới Bính Tuất. Ngày này là Mậu Ngọ, tháng Canh Dần, khởi từ giờ Nhâm Tí. Cho dù phải đến sáng sớm ngày Giáp Tí, mồng 7 tháng Giêng Âm lịch, nhằm vào thứ Bảy, ngày 4 tháng 2 năm 2006, mới Lập Xuân. Tính theo Bát tự hay Tứ trụ pháp, ngày này vẫn còn trong tiết Đại hàn, thuộc năm Ất Dậu. Thế nhưng, người Việt mình vẫn coi trọng ngày Tết Nguyên Đán, tức là ngày Mồng Một Tết, hơn là ngaỳ khởi đầu của tiết Lập Xuân. Xưa nay, mỗi dịp Tết đến, ai cũng biết dân tộc ta có tục lệ đầu năm khai bút, mừng tuổi, lì xì, chúc tết... Đặc biệt, xuất hành hái lộc đầu năm, thì được ông bà ta tính toán, chọn lựa ngày, giờ và phương hướng rất kỷ, để mong sao cho gia đình, con cháu trọn một năm mới an khang và thịnh vượng.



Theo thuyết Vận Khí như sách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác viết, năm mới Bính Tuất này là Thái Dương Hàn Thủy Tư Thiên, cũng gọi là năm Tiên Thiên Thái Vũ hay là năm Thủy Khí thái quá. Sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn cũng viết Tuất là diệt, là cỏ cây tàn úa, là lúc sinh khí tuyệt diệt, tiêu tan. Sách có giải thích lý do là tại gặp năm Dương khí quá vượng mà sinh ra Thái quá. Xưa nay hễ Bất câëp hay Thái quá là đều xấu, không thể tốt được. Người xưa dạy rằng, Năm xấu cũng phải có tháng tốt. Tháng xấu cũng phải có ngày tốt... Trong xấu phải có tốt. Trong Âm phải có Dương. Trong Dương phải có Aâm. Ngày sáng là Dương, đêm tối là Âm. Âm dương, sáng tối, đêm ngày cần phải tiếp diễn, liên lũy, không thể tách rời được nhau, có vậy, vạn vật mới có thể sinh thành và phát triễn được. Ngày đầu năm Bính Tuất 2006 là ngày Mậu Ngọ. Địa chi Ngọ hành Hỏa. Thiên can Mậu hành Thổ – Hỏa sinh cho Thổ là Chi sinh cho Can, gọi là Nghĩa nhật, vậy nên ngày này, theo nguyên tắc phải là ngày tốt trong năm. Theo Hiệp Ký Biện Phương Thư, tháng giêng mà gặp ngày Mậu Ngọ, là gặp Thiên Thượng Hỏa Nghĩa Nhật, nên cúng tế, họp tụ thân hữu, xuất hành, động thổ, khai trương, lập ước. Qua ngày sau, mồng hai, Kỷ Mùi là Lưu Tài Hung Nhật, hung, cho nên kiêng kỵ khai trương, xuất hành. Riêng ngày mùng 3, rất xấu, phải kiêng, mọi việc đều không nên làm. Thế nhưng, Bát môn Đấu Chiến Pháp thì lại ngược khác. Chương Xuất Hành Bão Kinh viết rằng ngày mồng Một, Mậu Ngọ là ngày Cữu Lang – Đi không về – Buôn thì mất vốn – Không nên xuất hành, mọi việc đều dữ, sinh Đông Nam, tử Tây Bắc. Ngày Kỷ Mùi, mồng 2 là ngày Bao Công thu yêu tinh lại là ngày Đại Cát. Khuyên nên Xuất hành giờ Dần Mão sẽ gặp quý nhân. Có rượu, có thịt !



Vừa mới gần đây, tượng Đức Mẹ tại Vương Cung Thánh Đường Saigon khóc chảy nước mắt. Vài tuần sau đó, tại Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, thủ phủ Sacramento, Cali, dân chúng lại chứng kiến mắt bên trái của tượng Đức Mẹ tuôn trào lệ đỏ như máu. Mặc dù Giáo Hội hoàn toàn không chính thức đưa ra lời giải thích và cũng không một ai dám tiên đoán vào năm mới Giáp Tuất 2006 này, đất nước Việt nam hay ngay trên đất Mỹ sẽ có những biến cố trọng đại nào xãy ra ? Mới xét qua thì đã thấy Năm Bính Tuất sách nào cũng đều nói Hung. Vậy nên, chắc chắn tự đáy lòng, không thể nào chúng ta lại không liên tưởng tới sợi dây vô hình, tạo thành những mắc xích không rời nhau, giữa những hung họa có thể xảy ra trong năm Bính Tuất và sự kiện tượng Đức Mẹ chảy nước mắt như là điềm báo trước. Riêng ngày Mậu Ngọ, mồng Một Tết, sách này nói hung, sách kia lại nói cát. Cát hung bất nhất như vậy, biết sách nào đúng, sách nào nói sai ? May mà người xưa có dạy khi “ Cát đủ để thắng Hung thì theo điều Nên Làm và Không theo điều Kiêng kỵ – Nếu Hung thắng Cát thì mới nên theo điều Kiêng kỵ mà Không theo điều Nên làm “. Lại còn một phép tuyệt vời “ Tứ bề thọ địch thì tìm nơi Không mà tránh. “ hoặc nếu gặp Sát vây quanh thì hảy tìm mọi cách “ chuyễn Sát thành Lộc ”.



Ngọc Hạp Thông Thư triều Nguyễn, mặc dù không đề cập đến hướng xuất hành đầu năm vì cho rằng hướng xuất hành chỉ là yếu tố phụ. Thế nhưng gặp phải các năm xấu, mà ngày còn lững lơ, xấu tốt chằng chịt đan nhau, thì Hướng và Giờ xuất hành trở thành hai yếu tố chính yếu quyết định thành bại. Xưa nay người ta quen chọn hướng Tài Thần và hướng Hỷ Thần và tránh xa Hạc Thần là Thần Ác chuyên gây họa. Sách xưa nói rõ Tài Thần rất hiếu động, nay tại phương này, mốt tại chốn nọ. Ngày Giáp, ngày Ất thì Tài Thần tại Đông Nam. Qua ngày Bính Đinh, Tài Thần ở chính Tây. Ngày Mậu Kỷ thì Tài Thần đến chính Bắc........ Một vài cuốn sách xuất bản mấy năm gần đây không hiểu vì lý do gì lại vạch vẽ lại đường đi của Tài Thần. Sách này cho rằng mồng Một, tháng giêng năm Bính tuất nhằm ngày Mậu Ngọ thì Tài Thần tại hướng chính Nam, Hỷ Thần đang tai Đông Nam và Hạc Thần thì đang tại chính Đông. Vì vậy, quả thật năm nay Bính Tuất, không phải dễ dàng chọn được một hướng xuất hành để hái lộc đầu năm.



A/ Các hướng xấu, không nên xuất hành:

1/ Hướng Tây Bắc:

Là hướng đương ngụ của Thái Tuế ï là Thần dẫn đầu các chư Thần. Xưa nay chưa ai dám giỡn mặt với Thái Tuế. Hễ Thái Tuế ở đâu thì càng nên tránh xa càng tốt. Bên cạnh Thái Tuế, năm nay lại còn được các Sát Thần vây quanh như Lực sĩ, La hầu, Kiếp sát... thì dù có muốn gặp Thái Dương hay Âm Quý Nhân cũng đành phải tránh xa. Đầu năm hãy nhớ kỷ, tuyệt đối không nên chọn hướng này mà xuất hành hái lộc.

2/ Hướng Tây Nam:

Mới nhìn thì thấy nào Phúc Đức, Tuế mã, Điếu Khách, Tấu Thư, Thái Âm... tưởng rằng hướng này là hướng các Quý Thần đang hội tụ. Thử lật bản đồ thế giới, điểm lại các tọa độ, xem có phải những tai họa kinh hoàng vừa mới xãy ra đều tại hướng Tây Nam ? Vận 8 Hạ Nguyên, Bát Bạch nhập trung cung thì Ngũ Hoàng đến ngự tại Tây nam Khôn hướng. Vừa mới khởi Vận mà Ngũ Hoàng đã liên tiếp mấy đợt ra oai. Năm nay mới bước sang năm thứ ba đầu Vận, uy lực của Ngũ Hoàng vẫn còn lớn. Đầu năm xuất hành, muốn yên ổn làm ăn thì nhớ tránh xa hướng này.

3/ Hướng Chính Tây:

Sau Tuế một thời là nơi cư ngụ của cựu Tuế. Niên tinh Ngũ Hoàng lại cũng đang cùng cung với cựu Tuế, mà cựu Tuế thì lại luôn luôn chọn ngụ tại chốn suy. Vì vậy. đầu năm không ai dại chi đâm đầu vào hướng đương suy mà đến. Tuy nhiên, vị nào không còn màng đến lợi danh, muốn tìm chốn ẩn tu, thì may ra có thể mạnh dạn chọn hướng này mà xuất hành đầu năm.

4/ Hướng Đông Nam:

Hướng này đang là hướng của Tứ lợi Tam Nguyên. Cũng là hướng đương ngụ của Tuế Lộc hay Lộc Tồn, Hỷ thần, Long Đức ï. Nhưng ngặt, năm nay hướng này lại là hướng Triệt Lộ. Một số đại hung, đại sát như Đại Hao Tuế Phá, Đà La ... đang lảng vảng tại chốn này, cho nên chắc chắn không ai đầu năm muốn cầu an, cầu lợi mà lại chọn xuất hành hướng này.

Ngược lại, vị nào muốn cầu Danh mà không cầu Lợi, hoặc vì Đại Nghĩa thì haỹ nhắm hướng này mà xuất hành. Xưa nay, anh hùng hào kiệt mấy ai danh toại tại chốn bình an ? Lộc Tồn, Long Đức đang tại Tỵ. Đại hao, Đà la, hai đại hung sát Thần này đang tại Thìn. Những vị nào sinh vào các năm có Thiên Can là Bính hay Mậu, hoặc những vị Mạng Thổ, đồng loại tương thân và những vị mạng Kim, tâm đồng đạo hiệp, năm nay muốn làm chuyện Quốc Gia Đại Sự thì mới có thể nhắm hướng này xuất hành.

5/ Hướng Chính Nam:

Đại Tướng Quân, Bạch Hổ, Ngũ Quỷ …, Kình Dương ... gặp toàn là đại sát hung Thần. Người làm ăn kinh doanh thương mại, nhất là những ai sáng vác ô đi, chiều vác ô về, chỉ mong cầu sao cho ngày hai bữa cơm no thì nhớ đừng có chọn hướng này mà xuất hành đầu năm.

Thông Thư Triều Nguyễn thì lại cho rằng Tài Thần đang tại chính Nam. Sách Trạch cát đời xưa lại có nói "Nhược yếu phát, tu tam sát" nôm na muốn phát to thì cần ít ra cũng phải có đủ 3 hung Thần. Vậy là hung Thần cũng có thể biến "Hung thành Cát", hoặc có thể biến "Sát thành Lộc". Lại còn năm nay duy chỉ phương này Vận Tinh và Niên Tinh mới hội tụ hình thành được quẻ Tam Ban. Nhớ cho kỷ, Đại Tướng Quân là Đại Tướng của Tuế, chuyên sát phạt trừ gian, phù chính, thống ngự uy vũ, luôn đóng ở tứ chính thì năm nay, hướng chính Nam chỉ thu nạp toàn Chính nhân, Quân tử. Vị nào tự thấy mình là Quân tử, Chính nhân, lòng không chút ham tham mà lại muốn phát Danh, phát Lợi, cứ thử nhắm hướng này mà xuất hành đầu năm !

6/ Hướng Chính Đông:

Hướng Hạc Thần đương ngụ nên tránh xuất hành. Tuy nhiên hướng này cũng là hướng của Tuế chi Đức và Tiểu hao. Tuế chi Đức chủ cứu nguy và lợi cho những việc mới tạo khởi. Hễ Tuế Đức gặp Tiểu hao là chịu hao nhỏ để có thể làm việc lớn, lợi được cho nhiều người, thể hiện đúng cái Đức của Tuế thì mới thật là đại cát ! Vị nào nhân từ và rộng lượng, chịu chi tiền ra, không cầu lợi cho riêng mình, mà chỉ cầu lợi cho bá tánh, thì có thể chọn hướng này xuất hành đầu năm. Chỉ sợ sao Đào hoa quấn quít ngày đêm không rời, rồi quên bẳng đi, không đem "Tiền chi cho bá tánh "mà lại chi cho "Trăng hoa" thì khốn !

B/ Các hướng tốt, có thể xuất hành:

1/ Hướng Đông Bắc:

Hướng này là hướng đương Vận. Theo Thông Thiên Khiếu,năm nay nên chọn hướng này mà nghênh Tài. Hướng này cũng lại là hướng của Văn Thần Bác Sĩ sẳn sàng tiến cữ hiền tài. Ngặt là Phi Thái Tuế đang lảng vảng tại nơi này. Vì vậy, vị nào tự thấy mình có đủ tài, đủ đức thì cũng nên chọn hướng này mà xuất hành đầu năm.

2/ Hướng Chính Bắc:

Hướng của Niên Tinh Bát Bạch, cũng là hướng của Tài Thần đương ngụ. Cầu mong năm mới được an khang, thịnh vượng, sức khỏe dồi dào, gia đình hạnh phúc, tăng quan tiến chức, nên chọn hướng này, cũng là hướng tốt nhất, để xuất hành hái lộc đầu năm.

Tóm lại, năm mới Bính Tuất, đầu năm chỉ chọn được 2 hướng Chính Bắc và Đông Bắc là tốt lành nhất để xuất hành hài lộc. Các giờ Hoàng Đạo để xuất hành là :

Giờ Tí (Giao thừa).
Giờ Sửu (1 đến 3 giờ sáng).
Giờ Mão (5 đến 7 giờ sáng).
Giờ Ngọ (11 sáng đến 1 giờ trưa).
Giờ Thân (3 giờ đến 5 giờ chiều).
Giờ Dậu (5 giờ cho đến 7 giờ đêm).

Kính chúc an khang và thịnh vượng.

__________________________________________________________

Tiết xuân nguyên đán (mồng 1 tháng giêng) năm Bính tuất nhằm ngày Mậu Ngọ, Hỷ Thần tại đông nam, Quý Thần ở tại Tây nam, Tài Thần ở Chính Bắc, đốt nhan cúng nên dùng giờ Sữu có Thiên Ất Quý nhân cát, giờ Thìn củng cát, xuất hành nên dùng giờ Thìn Tị, Ngọ, đi hướng đông nam nghinh đón Hỷ Thần, hoặc đi hướng Tây Nam nghinh đón Quý Thần, hoặc hướng chính Bắc nghinh đón Tài Thần, đại cát, giờ Tý Dần Mão Mùi hung, TÝ Sũu Tuất Hợi 4 giờ phạm triệt lộ không vong chớ nên xuất hành,Ngủ Quỷ chính nam, tử môn tây bắc, Ngạc Thần chính đông mấy nơi này đừng hướng nhằm.

Tritri

_________________________________________________________

 12 Lễ tết cổ truyền  
 
NamLong
Biệt Thự

 
1. Tết Nguyên Đán
Một năm, người Việt có nhiều lễ, tết, riêng Tết Nguyên Đán (đúng mồng một tháng giêng âm lịch) là ngày tết lớn nhất nên còn được gọi là tất cả. Đây là thời điểm kết thúc mùa màng, mọi người rảnh rỗi nghỉ ngơi vui chơi, thăm viếng lẫn nhau... và cũng là lúc giao thời của đông tàn xuân tới.


Theo phong tục cổ truyền VN, Tết Nguyên Đán trước hết là tết của gia đình. Chiều 30 tết, nhà nhà làm lễ cúng "rước" gia tiên và gia thần, thể hiện tình cảm uống nước nhớ nguồn. Trong 3 ngày tết diễn ra 3 cuộc gặp gỡ lớn ngay tại một nhà. Thứ nhất là cuộc "gặp gỡ" của các gia thần: Tiên sư hay Nghệ sư - vi tổ đầu tiên dạy nghề gia đình mình đang làm. Thổ công - thần giữ đất nơi mình ở và Táo quân - thần coi việc nấu ăn của mọi người trong nhà.
Thứ hai là cuộc "gặp gỡ" tổ tiên, ông bà... những người đã khuất. Nhân dân quan niệm hương hồn người đã khuất cũng về với con cháu vào dịp Tết.
Thứ ba là cuộc gặp gỡ của những người trong nhà. Như một thói quen linh thiêng và bền vững nhất, mỗi năm tết đến, dù đang ở đâu làm gì... hầu như ai cũng mong muốn và cố gắng trở về đoàn tụ với gia đình.


2. Tết Khai hạ
Theo cách tính của người xưa, ngày mùng Một tháng Giêng ứng vào gà, mùng Hai - chó, mùng Ba - lợn mùng, Bốn - dê, mùng Năm - trâu, mùng Sáu ngựa, mùng Bảy - người, mùng Tám - lúa. Trong 8 ngày đầu năm cứ, ngày nào sáng sủa thì coi như giống thuộc về ngày ấy cả năm được tốt. Vì vậy, đến mùng Bảy, thấy trời tạnh ráo thì người ta tin cả năm mọi người sẽ gặp may mắn, hạnh phúc.
Mùng Bảy kết thúc Tết Nguyên Đán thì cũng là lúc bắt đầu Tết Khai hạ - Tết mở đầu ngày vui để chào mùa Xuân mới.


3. Tết Thượng nguyên
Tết Thượng nguyên (Tết Nguyên tiêu) vào đúng rằm tháng Giêng-ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này phần lớn tổ chức tại chùa chiền vì Rằm tháng Giêng còn là ngày vía của Phật tổ. Thành ngữ: Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng" xuất phát từ đó. Sau khi đi chùa, mọi người về nhà họp mặt cúng gia tiên và ăn cỗ.


4. Tết Hàn thực
"Hàn thực" nghĩa là ăn đồ nguội. Tết này, vào ngày mùng Ba tháng Ba (âm lịch).
Thời Xuân Thu ở Trung Quốc, Công tử Trung Nhĩ (về sau là vua Tấn Văn Công) khi gặp cảnh loạn lạc, đói quá, được Giới Tử Thôi cắt thịt đùi mình nấu dâng cho ăn. Sau 19 năm phiêu bạt, Trung Nhĩ lại trở về nắm giữ vương quyền nước Tần. Vua ban thưởng cho tất cả những người đã cùng mình nếm mật nằm gai, nhưng lại quên mất Tử Thôi! Tử Thôi đưa mẹ vào sống ở núi Điền. Lúc vua nhớ ra, cho người tới mời mà không được. Vua sai đốt rừng để Tử Thôi phải ra. Nhưng Tử Thôi không chịu và hai mẹ con cùng chết cháy! Đau xót, vua sai lập miếu thờ trên núi. Hôm ấy đúng ngày mùng Ba tháng Ba.
Người đời thương Tử Thôi nên mỗi năm, đến ngày đó thì kiêng đốt lửa mà chỉ ăn đồ nguội đã nấu sẵn.
Từ thời Lý (1010 - 1225) nhân dân ta đã tiếp nhập Tết này và thường làm bánh trôi, bánh chay để thay cho đồ nguội. Nhưng mục đích chủ yếu là để cúng gia tiên chứ ít ai rõ chuyện Giới Tử Thôi! Hiện nay, Tết này vẫn còn đậm nét ở miền Bắc, nhất là tại các vùng thuộc tỉnh Hà Tây.


5. Tết Thanh Minh
"Thanh Minh trong tiết tháng Ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh"
(truyện Kiều)
"Thanh Minh" có nghĩa là trời trong sáng. Nhân có người ta đi thăm mồ mả của những người thân. Tết Thanh minh - thường vào tháng Ba âm lịch - trở thành lễ tảo mộ. Đi thăm mộ, nếu thấy cỏ rậm thì phát quang, đất khuyết lở thì đắp lại cho đầy... rồi về nhà làm cỗ cúng gia tiên.


6. Tết Đoan ngọ
Tết Đoan ngọ (Tết Đoan dương) vào mùng Năm tháng Năm (âm lịch).
Khuất Nguyên - nhà thơ, một vị trung thần - do can ngăn vua Hoài Vương không được, đã uất ức gieo mình xuống sông Mịch La tự vẫn. Hôm ấy đúng là mùng Năm tháng Năm. Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ đến ngày đó, dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài (ý làm cho cá sợ, khỏi đớp mất) rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên. Ở Việt Nam, ít người biết chuyện Khuất Nguyên, mà chỉ coi mùng Năm tháng Năm là "Tết giết sâu bọ"- vì trong giai đoạn chuyển mùa, chuyển tiết, dịch bệnh dễ phát sinh. Vào ngày này, dân gian có nhiều tục trừ trùng phòng bệnh. Lấy lá ngải cứu (một vị thuốc Nam), năm nào thì kết hình con vật tượng trưng năm đó (năm Thân - kết con khỉ và gọi là Hầu Tử, năm Dần - kết con cọp và gọi là Ngài Hổ...) treo lên giữa nhà để trừ tà. Về sau, khi có bệnh, lấy lá đó sắc làm thuốc. Lại có tục đi hái lá thuốc mồng năm (ích mẫu, mâm xôi, cối xay, vối) sắc uống vào giờ Ngọ, còn để dành nấu uống quanh năm.


7. Tết Trung nguyên
Tết Trung nguyên vào Rằm tháng Bảy. Người xưa tin theo sách Phật, coi hôm ấy là ngày vong nhân được xá tội, ngày báo hiếu cha mẹ... nên tại các chùa thường làm chay chẩn tế và cầu kinh Vu lan. Vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch có 2 ngày lễ cúng:
- Lễ cúng được truyền tụng lâu đời trong dân gian: "Tháng 7, ngày rằm xá tội vong nhân" (tha tội cho tất cả người chết), nhiều người gọi là cúng cô hồn các đẳng. Quan niệm dân gian cho rằng đây là lễ cúng những linh hồn vật vờ lang thang không nơi nương tựa, không còn người thân ở trần gian để thờ phụng hoặc thất lạc, hoặc vì một oan khiên nào đó...
- Cũng ngày Rằm tháng Bảy còn có lễ Vu lan, xuất phát từ tích truyện Đại Mục Kiều Liên. Vu lan được coi là lễ cầu siêu giải thoát cho ông bà cha mẹ bảy đời, xuất phát từ lòng báo hiếu. Trong những năm gần đây, trong lễ Vu lan còn có tục "Bông Hồng cài áo" thể hiện lòng hiếu thảo của con đối với cha mẹ.


8. Tết Trung thu
Tết Trung thu vào Rằm tháng Tám. Trung thu là tết của trẻ con nhưng người lớn cũng nhân đây mà họp mặt, uống rượu, uống trà, ngắm trăng... Thường ban ngày người ta làm lễ cúng gia tiên, tối mới bày hoa quả, bánh kẹo, chè cháo để trẻ con vui chơi, phá cỗ, trông trăng, rước đèn...


9. Tết Trùng cửu
Mùng Chín tháng Chín (âm lịch) là Tết Trùng cửu. Tết này bắt nguồn từ sự tích của đạo Lão. Thời Hán, có người tên gọi là Hoàn Cảnh, đi học phép tiên. Một hôm thầy bào Hoàn Cảnh khuyên mỗi người trong nhà nên may một túi lụa đựng hoa cúc, rồi lên chỗ cao mà trú ngụ. Quả nhiên, ngày Chín tháng Chín có lụt to, ngập hết làng mạc. Nhờ làm theo lời thầy, Hoàn Cảnh và gia đình thoát nạn.
Từ xưa, nho sĩ nước ta đã theo lễ này, nhưng lại biến thành cuộc du ngoạn núi non, uống rượu cúc - gọi là thưởng Tết Trùng dương.


10. Tết Trùng thập
Đây là Tết của các thầy thuốc. Theo sách Dược lễ thì đến ngày Mười tháng Mười, cây thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời, trở nên tốt nhất. Ở nông thôn Việt Nam, đến ngày đó người ta thường làm bánh dày, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc chứ không quan tâm mấy đến chuyện cây thuốc, thầy thuốc!


11. Tết Hạ nguyên
Tết Hạ nguyên (Tết Cơm mới) vào Rằm hay mùng Một tháng Mười. Ở nông thôn, Tết này được tổ chức rất lớn vì đây là dịp nấu cơm gạo mới - trước để cúng tổ tiên, sau để tự thưởng công cày cấy.


12. Tết Táo quân
Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp - người ta coi đây là ngày "vua bếp" lên chầu Trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua.
Theo truyền thuyết, xưa có hai vợ chồng nghèo khổ quá, phải bỏ nhau. Sau đó, người vợ lấy được chồng giàu. Một hôm, đang đốt vàng mã ngoài sân, thấy một người vào ăn xin, nhận ra chính là chồng cũ nên người vợ động lòng, đem cơm gạo, tiền bạc ra cho. Người chồng mới biết chuyện, nghi ngờ vợ. Người vợ đâm khó xử, lao vào bếp lửa tự vẫn. Người chồng cũ nặng tình, cũng nhảy vào lửa chết thao. Người chồng mới ân hận, đâm đầu vào lửa nốt! Trời thấy ba người đều có nghĩa nên phong cho họ làm "vua bếp". Từ tích đó mới có tục thờ cúng "Táo quân" và trong dân gian có câu: "Thế gian một vợ một chồng, không như vua bếp hai ông một ba"õ. Ngày nay cứ đến phiên chợ 23 tháng Chạp hàng năm, mỗi gia đình thường mua hai mũ ông, một mũ bà bằng giấy và 3 con cá làm "ngựa" (cá chép hóa rồng) để Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và 3 con cá chép được mang thả ở ao, hồ, sông...

 

 

Tag(s) : #Xã Hội - V^n Hoá
Partager cet article
Repost0
Pour être informé des derniers articles, inscrivez vous :