Y đức suy đồi hay dã thú lên ngôi?

Hơn bao giờ hết vấn đề y đức của người thầy thuốc nói chung và người bác sĩ đối với bệnh nhân nói riêng nói không bao giờ thừa, cũng chẳng bao giờ hết và hiện tại nó trở nên nóng bỏng suốt mấy ngày qua. Trong khi người dân còn chưa hết bàng hoàng vụ việc 3 đứa trẻ bị tử vong do tiêm vaccine viêm gan B tại bệnh viện Quảng Trị và sự lên tiếng một cách “bình thường hóa” của người đứng đầu ngành y tế là bà bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến “Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc-xin thì xử vắc-xin; lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật” đã khiến không ít người dồn dập đặt câu hỏi y đức người theo nghề y và lương tâm bà Tiến mấu chốt sai ở lương tâm thì xử như thế nào?


Dĩ nhiên sau phát ngôn này và hành động như vô tâm của bà Tiến đã bị cộng đồng lên tiếng yêu cầu bà từ chức dù biết lãnh vực từ chức luôn là vấn đề nan giải của các cán bộ công chức của đảng và Nhà nước ta từ xưa đến nay. Một vụ việc hết sức đau lòng mà người dân không bao giờ muốn tái diễn nhưng không ngờ nó lại mở ra chuỗi vụ việc đau buồn, khủng khiếp khác cũng liên quan đến ngành y và y đức người bác sĩ với câu hỏi phản ảnh to tướng thông qua hậu quả gây ra ở bệnh nhân.


- Anh Nguyễn Văn Thụy (Hưng Yên) bị điện giật, nhiều lần gia đình đưa đi cấp cứu nhưng bị các bác sĩ ở bệnh viện B từ chối chữa trị, khuyên đưa về nhà chờ chết. Vợ anh Thụy là chị Nên đã rớt không ít nước mắt đau khổ cầu xin bác sĩ ở Bệnh viện B cứu lấy chồng mình nhưng đón nhận sự vô tình và tràn mắng mỏ từ bác sĩ để rồi chị Nên phải tự thân làm mọi cách để cứu chồng. Đến nay anh Thụy dần khỏe lại và nói “sao bác sĩ lại muốn em chết?”.


- Rồi một nhóm bác sĩ, kỹ thuật viên tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh đã làm những việc vô lương tâm vô nhân đạo khi đã làm giàu trên sức khỏe, sinh mạng của bệnh nhân thông qua việc dùng thủ thuật cắt phim, ghép phim, đổi phim, gian lận trong việc nhập và xuất phim cho bệnh nhân để trục lợi hàng tỉ đồng


- Và hiện tại là chuyện động trời của bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) khoảng 1.000 kết quả xét nghiệm huyết học tại bệnh viện này được dùng chung cho khoảng 2.000 bệnh nhân. Trong số này, có rất nhiều nhóm có chung chỉ số sinh hóa, ngày giờ xét nghiệm, ngày, giờ in phiếu kết quả xét nghiệm. Theo đơn thư tố cáo của chị Hoàng Thị Nguyệt (cán bộ của khoa xét nghiệm bệnh viện này), ông Nguyễn Trí Liêm giám đốc bệnh viện, đã để các nhân viên không có kinh nghiệm, chuyên môn đứng ra làm xét nghiệm và chính ông chủ lệnh nhân viên cấp dưới làm theo lệnh ông. Các nhân viên này có lấy máu của bệnh nhân nhưng không tiến hành xét nghiệm mà vứt bỏ và tự ý in ra nhiều kết quả từ kết quả của một mẫu xét nghiệm khác rồi gắn trả lại cho nhiều người bệnh khiến bệnh nhân bị lừa dối lên đến hàng nghìn người nhằm rút ruột bảo hiểm y tế. Theo ông Sơn đại diện bên bảo hiểm nhận định; từ một kết quả xét nghiệm, sau nhân bản kết quả bệnh viện sẽ thu được lượng tiền xét nghiệm gấp nhiều lần mà không phải tốn kém hóa chất, sinh phẩm, giảm thời gian chạy máy và cả chi phí nhân cộng.


Rõ ràng những việc làm trên nhóm bác sĩ, kỹ thuật viên tại khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh và tại bệnh viện đa khoa Hoài Đức (Hà Nội) là phi nhân tính, phản khoa học và bất lương tâm về đạo đức nghề y. Hậu quả gây ra có thể giết chết hàng ngàn người thật kinh khủng.


Bấy lâu nay đảng và Nhà nước cộng sản Việt Nam luôn lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Toàn Đảng, toàn dân, toàn bộ, toàn ngành đều phấn đấu học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đối với ngành y tế, lúc sống ông Hồ Chí Minh có nói rằng “Người bệnh phó thác tính mạng của họ cho các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khỏe cho đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn.”


Hay luật bảo vệ sức khỏe nhân dân đã được Quốc hội Nhà nước cộng sản Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 30/6/1989 khẳng định; “sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là một trong những điều cơ bản để con người sống hạnh phúc, là mục tiêu và là nhân tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ Tổ quốc.” Điều 25 văn bản luật này ghi trách nhiệm của thầy thuốc như sau:


1- Thầy thuốc có nghĩa vụ khám bệnh, chữa bệnh, kê đơn và hướng dẫn cách phòng bệnh, tự chữa bệnh cho người bệnh; phải giữ bí mật về những điều có liên quan đến bệnh tật hoặc đời tư mà mình được biết về người bệnh.


2- Thầy thuốc phải có y đức, có tinh thần trách nhiệm, tận tình cứu chữa người bệnh; chấp hành nghiêm chỉnh các quy định chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật y tế; chỉ sử dụng những phương pháp, phương tiện, dược phẩm được Bộ y tế cho phép.


3- Nghiêm cấm hành vi vô trách nhiệm trong cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh làm tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người bệnh.


Tư tưởng chỉ đạo và pháp luật chỉ dẫn đối với ngành y đang nói ở đây chỉ là cái tối thiểu và đạo đức mới là cái chuẩn trọng tối thượng. Thời gian qua, người Việt Nam trong nước nhìn lại hoàn toàn thừa nhận có thấy những mặt tiến bộ tích cực của ngành y và đã có những tấm gương y bác sĩ thực hiện y đức của người thầy thuốc, vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, được nhân hết lòng thương yêu, kính trọng như: giáo sư bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ... Nhưng nhìn tới thì thấy ngành y là tấm gương sống giết người hàng loạt và giẫm đạp trên nổi đau của người bệnh để hưởng thụ hay thỏa mãn nhu cầu vật chất cá nhân của những kẻ đội lốt người nhưng sống kiếp thú, khoác trên mình chiếc áo nghề y tỏ hướng thiện nhưng không cứu người như những tấm gương trên thì người dân Việt Nam có quyền đặt câu hỏi mà tùy trường hợp có câu trả lời; y đức nghề y suy đồi hay sự dã thú lên ngôi?
From : Danlambao (Việt Hải http://www.tuoitreyeunuoc.com/y-duc-suy-doi-hay-su-gia-thu-len-ngoi.html)

 

 

Thiếu bác sĩ, thiếu cả y đức

Hơn 10 vụ tai biến làm sản phụ, thai nhi tử vong trong tháng 6 khiến dư luận xã hội lo ngại không chỉ về năng lực chuyên môn mà còn y đức của ngành y
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Duy Khê, Vụ trưởng Vụ Bảo vệ Sức Khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), cho biết nguyên nhân các vụ tai biến sản khoa thời gian qua đang được tập hợp và báo cáo về Bộ Y tế. Quan điểm của ngành là không bao che nhân viên thiếu trách nhiệm, gây tử vong cho thai phụ và thai nhi.

Thiếu phương tiện

Bác sĩ Đinh Anh Tuấn, Vụ Bảo vệ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), cho biết trong 4 yếu tố bảo đảm chất lượng điều trị, quan trọng nhất là nhân lực, kế đến là cơ sở vật chất, thuốc thiết yếu, trang thiết bị kỹ thuật. Thế nhưng, điều tra trong năm 2010 và giám sát thực tế tại các địa phương mới đây cho thấy tình trạng bác sĩ sản - nhi đang thiếu nghiêm trọng. Tại bệnh viện (BV) tuyến huyện trung bình hiện chỉ có 5,5 bác sĩ cho một khoa sản - nhi, tính trên cả nước hiện chỉ có 0,5 bác sĩ sản - nhi/10.000 dân. Mục tiêu của ngành y tế là đến năm 2020 phải đạt tối thiểu 2,4 bác sĩ sản - nhi/10.000 dân.

Thai phụ khám định kỳ tại Bệnh viện Từ Dũ - TPHCM (ảnh chỉ có tính minh họa). Ảnh: HỒNG THÚY
 
“Với lực lượng quá “mỏng”, đặc biệt là tuyến huyện, nhiều kíp trực không có bác sĩ cũng là điều dễ hiểu, việc sản phụ và thai nhi tử vong là bất khả kháng”- ông Khê nhận định. Ông dẫn chứng thêm: “Một BV tuyến huyện nơi đông dân cư có thể lên đến 10-20 ca sinh/ngày, vùng sâu khoảng 3-4 ca/ngày. Trong khi đó, ngành y đang thiếu thiết bị hỗ trợ theo dõi sản phụ khi chuyển dạ. Bình thường, tối thiểu mỗi sản phụ cần một monitoring sản khoa để theo dõi nhịp tim, huyết áp, tim thai nhưng hiện nay mới chỉ có 68% BV tuyến huyện có thiết bị này. Những BV được trang bị thì số lượng cũng rất ít, trung bình  mỗi BV huyện chỉ có một máy. Như vậy, nếu có hơn một sản phụ chuyển dạ cùng lúc thì sẽ có sản phụ không có máy theo dõi chuyển dạ. Bên cạnh đó, phần lớn BV tuyến huyện không có máu dự trữ, khi sản phụ bị băng huyết thì rất khó cứu…”.
Về hàng loạt vụ tai biến sản khoa trong 2 tháng qua, đại diện Bộ Y tế cho rằng hiện tỉ lệ tử vong thai phụ ở Việt Nam là 69/100.000 trẻ đẻ sống, tỉ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi là 15/1.000 trẻ đẻ sống (cao hơn nhiều nước trong khu vực - PV). Như vậy, với số ca sinh ít nhất khoảng 1 triệu trẻ/năm thì mỗi năm, cả nước sẽ có khoảng 690 - 700 bà mẹ tử vong do sinh, bình quân mỗi tháng có khoảng 60 bà mẹ tử vong.

 

Phải xem lại trách nhiệm của y, bác sĩ

Hầu hết vụ tai biến sản khoa gần đây đều chưa có kết luận chính thức, ngay cả những vụ đã có kết luận nhưng bản thân người nhà bệnh nhân và dư luận vẫn chưa thấy thỏa lòng. Trong khi đó, ở hầu hết các vụ tai biến, người nhà sản phụ đều bày tỏ bức xúc trước thái độ thờ ơ, tắc trách của đội ngũ y, bác sĩ.

Bác sĩ Hoàng Mạnh Việt, Giám đốc BV Đa khoa huyện Hải Hậu - Nam Định, cho rằng thiếu bác sĩ là tình trạng chung của tuyến y tế cơ sở. Tuy nhiên, với các vụ tai biến sản khoa thời gian qua, cần nhìn nhận và đánh giá từ nhiều phía. “Đành rằng tai biến sản khoa là bất khả kháng, nhất là thuyên tắc ối gây tử vong rất nhanh nhưng cũng phải xem lại tinh thần, thái độ và trách nhiệm của nhân viên y tế. Nếu trước đó, gia đình sản phụ được nhân viên y tế giải thích rõ ràng, từ tốn, có cư xử đúng mực... thì trong nhiều trường hợp dù là nguyên nhân bất khả kháng hay vì một lý do nào khác, bệnh nhân và người nhà sẽ dễ thông cảm với kết luận của BV. Ngoài ra, cũng phải thừa nhận trình độ của nhân viên y tế vẫn còn hạn chế nên dẫn đến hậu quả đáng tiếc”- bác sĩ Việt nói.

Nhìn nhận về các vụ tai biến sản khoa gần đây, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đánh giá không phải trường hợp tai biến nào cũng do lỗi của y, bác sĩ. “Không ai mong muốn xảy ra tai biến, có chăng là do một số bác sĩ chưa có kinh nghiệm tư vấn cho người bệnh nên khi xảy ra tai biến, người nhà bệnh nhân bức xúc”- ông Tiến bày tỏ.


Thiếu trách nhiệm

Về việc sản phụ, thai nhi tử vong tại BV Đa khoa Quảng Ngãi, ông Lê Huy, Chánh Văn phòng Sở Y tế tỉnh Quảng Ngãi, thừa nhận đội ngũ y, bác sĩ Khoa Sản BV Đa khoa Quảng Ngãi không làm hài lòng bệnh nhân là có thật. Để chấn chỉnh tình trạng này, Sở Y tế Quảng Ngãi vừa có văn bản yêu cầu chấn chỉnh tinh thần, thái độ phục vụ của y, bác sĩ BV Đa khoa Quảng Ngãi. “Nếu vi phạm nhẹ, lần đầu thì nhắc nhở, phê bình; tái phạm sẽ cắt thi đua, cắt thưởng. Vi phạm ở mức độ nặng hơn về đạo đức nghề nghiệp sẽ căn cứ các quy định chung để kỷ luật, trong đó có cách chức” – ông Huy cho biết.

Trong báo cáo giải trình với đoàn giám sát của Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ngãi, Phó Giám đốc BV Đa khoa Quảng Ngãi, ông Phạm Ngọc Lân, thừa nhận hiện nay, y đức đội ngũ y, bác sĩ của BV kém, thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn đến sai sót chuyên môn, làm giảm lòng tin đối với người bệnh, gây bức xúc trong nhân dân. Ông Lân cho rằng BV sẽ có những biện pháp mạnh để xử lý thực trạng này.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ngãi, ông Nguyễn Minh Tuấn, cho biết: Trong tiếp xúc cử tri vừa qua, không phải về công tác chuyên môn mà người dân bức xúc nhiều về thái độ hành xử, y đức kém của đội ngũ y, bác sĩ BV Đa khoa Quảng Ngãi với người bệnh .

From : ???

 

 

Thêm nhiều ám ảnh từ bệnh viện
Bên cạnh nỗi thống khổ quá tải, tình trạng mất an ninh trật tự, trộm cắp hoành hành tại các bệnh viện tuyến cuối ở hai thành phố lớn Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đặt thêm một áp lực nặng nề lên vai không chỉ những người bị trọng bệnh.
Sau nỗi lo có giường nằm điều trị và sự chiến đấu giành giật cuộc sống, chiến thắng bệnh tật; người bệnh và người thân của họ còn canh cánh nỗi lo, sự ám ảnh trước nạn trộm cắp, lừa đảo, côn đồ và cò mồi hoành hành…
 
Trộm tung hoành trong BV lâu nay dư luận đã lên tiếng, nhưng vẫn không giảm. Đó là một tệ nạn mà ngay cả các nhân viên y tế, lãnh đạo BV cũng ngán ngẩm: “Nói mãi, chẳng ai giải quyết”, mới bắt giao cho công an hôm trước, hôm sau lại thấy xuất hiện…


1.001 chiêu trộm cắp, lừa đảo… 

Tại TPHCM các điểm nóng về trộm cắp trong BV phải kể đến những BV thường xuyên quá tải như: Chợ Rẫy, 115, Ung bướu, Gia Định, Bình Dân, Nhi Đồng 1,2... Còn tại Hà Nội, các bệnh viện: K, Việt - Đức, Phụ sản Trung ương là những cái tên nhức nhối nạn trộm cắp... Vấn nạn trên đã trở nên quá quen thuộc, nên tại khu vực phòng khám, phòng bệnh nào của các BV lớn này đều có bảng: “Coi chừng trộm cắp, móc túi”...
 
Tại BV Chợ Rẫy, chị L, trú tại Sóc Trăng, đưa người nhà bị đột quỵ theo xe cấp cứu từ BV địa phương chuyển lên. Cùng đứng phía ngoài cửa phòng cấp cứu với chị L  có một người đàn ông ăn bận lịch sự, đeo hành lý đang nhìn chăm chú vào một bệnh nhân trong phòng cấp cứu và nói đó là người nhà của mình. Người đàn ông nhờ chị L giữ hộ túi hành lý để vào trong lo cho người nhà và nói sẽ ra ngay. Chị L đồng ý giữ hộ, 5 phút sau, người đàn ông quay ra và hỏi chị L có muốn vào thăm thân nhân không và sẽ giữ giùm hành lý. Không ngần ngại, chị L giao hành lý và khi quay trở lại thì người “cùng cảnh ngộ” đã biến mất khiến chị “chết dở, sống dở” vì mất 10 triệu đồng.
 

Trộm cắp trong BV đang là một vấn nạn, thậm chí có nhiều BV ngay cả BS, hộ lý, bệnh nhân đều biết nhẵn mặt nhưng đành nhắm mắt làm ngơ. Thậm chí, nhiều BV bắt được trộm giao cho CA phường thì chỉ sau một ngày... đối tượng này lại xuất hiện và tiếp tục hành nghề, thậm chí đe dọa BS đã báo với CA. Tại BV Nhi Đồng 1, đối tượng nhẵn mặt nhất mà mọi người đều biết đó là người phụ nữ tên Khương (trú tại quận 3).
 

Qua tìm hiểu, thâm niên trộm cắp của người phụ nữ này cũng thuộc loại... hiếm. Thậm chí, một BS lớn tuổi của BV Nhi Đồng 1 tiết lộ: Ba thế hệ của gia đình người phụ nữ này đều hành nghề móc túi tại BV này. Bảo vệ biết rõ đối tượng này nhưng bắt quả tang cũng không phải dễ. Có đợt, bảo vệ của BV bắt được và giao cho CA xử lý nhưng tang vật nhỏ, chưa đến mức xử lý hình sự nên cũng đành phạt hành chính và thả.
 

Côn đồ truy sát bệnh nhân 
Chỉ tính riêng BV Nhi Đồng 1 (TPHCM), mỗi ngày có khoảng 6.000 lượt bệnh nhân đến khám, chưa kể thân nhân đi theo. BV Chợ Rẫy mỗi ngày có khoảng 4.500 - 4.700 bệnh nhân đến khám với 20.000 - 30.000 lượt người vào ra nên việc kiểm soát an ninh không phải dễ. Cả BV Bình Dân có trên 10 bảo vệ, BV Nhi Đồng 1 có 20 người, BV Chợ Rẫy có 58 người nhưng kiểm tra cũng không nổi và nạn móc túi, trộm cắp, lừa đảo vẫn xảy ra.
 

Kiểm soát an ninh gắt gao tại bệnh viện Việt - Đức, Hà Nội.

Việt - Đức (Hà Nội) đã bố trí đội bảo vệ lên tới 105 người kiểm soát 24/24h. Ông Hoàng Trung Đông, Đội trưởng đội bảo vệ, cho biết, vấn đề không chỉ thuần túy là trộm cắp cò mồi, tình trạng một số đối tượng đâm thuê, chém mướn sử dụng vũ khí “nóng” cay cú vào viện truy sát bệnh nhân hoặc dùng bình xịt hơi cay áp đảo nhân viên quầy thuốc mới thực sự là một thách thức lớn, thậm chí có đối tượng liều lĩnh dùng súng tự chế bắn bệnh nhân trong khi đang cấp cứu...”.
 

Theo ông Đông, vào cuối đêm tháng 4/2011, bệnh nhân Nguyễn Văn T (25 tuổi, Long Biên, HN) bị đâm vào bụng được đưa vào viện cấp cứu. Khi bác sĩ đang chụp X-quang thì có 2 đối tượng lao vào phòng chụp dùng súng bắn vào đầu bệnh nhân T, gây náo loạn BV.
 

Không quan tâm hay chế tài quá nhẹ 
Đội trưởng đội bảo vệ trật tự an ninh BV Chợ Rẫy Trần Cư cho biết, năm 2010, bảo vệ BV bắt được 60 vụ trộm cắp, năm 2011 bắt được 41 vụ... Trên thực tế, số lượng bệnh nhân và người nhà báo mất trộm thì gấp nhiều lần. Trước đây, các BV khi bắt được đều chụp ảnh và dán trước cổng BV cho người bệnh và thân nhân cảnh giác. Tuy nhiên, với cách làm trên không đúng luật nên BV chỉ biết dán các bảng thông báo cảnh giác để lưu ý cho mọi người.
 

Trung tá Tô Quốc Đồng, Phó trưởng CA phường Hàng Bông (Hà Nội), cho biết: “Vấn nạn cò mồi, trộm cắp trong các BV diễn ra từ lâu gây bức xúc trong nhân dân, tuy nhiên, lãnh đạo một số BV chưa thực sự quan tâm, phối hợp giải quyết nên cứ để dai dẳng hết năm này qua năm khác. Bằng chứng là chúng tôi đề nghị phối hợp tăng cường đội ngũ bảo vệ, nhưng họ nói số lượng người thế là đủ nên không làm. Hơn nữa, với chế tài xử phạt hành chính vẫn còn nhẹ khiến các đối tượng nhờn luật, khi được thả ra lại ngựa quen đường cũ...”.

 

 

 

Trong ngày 22-10, ngay sau khi nhận được thông tin vụ việc, Phó Chánh văn phòng Bộ Y tế Phạm Thị Thanh Bình đã có văn bản khẩn yêu cầu Sở Y tế Hà Nội báo cáo vụ việc và báo cáo từ Sở Y tế đã được chuyển tới Bộ Y tế ngay chiều cùng ngày.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, do Bộ trưởng Bộ Y tế đang đi công tác tại Philippines (tham dự hội nghị lần thứ 64 của Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương), nên thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên sẽ ký văn bản thay mặt ngành y tế chia buồn với gia đình nạn nhân, xin lỗi toàn thể nhân dân, đồng thời sẵn sàng phối hợp với cơ quan liên quan làm sáng tỏ vụ việc.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Bệnh viện Bạch Mai cho biết toàn thể nhân viên bệnh viện rất bàng hoàng, bất ngờ và sốc, vì trong công việc bình thường bác sĩ Tường là bác sĩ vững về chuyên môn, có gia đình hạnh phúc, không có bất kỳ bất thường nào về tính cách.

 

Trước đó, chị Lê Thị Thanh H. để đến thẩm mỹ viện này để thực hiện phẫu thuật, hút mỡ và nâng ngực. Sau khi thực hiện thủ thuật gây mê, bác sĩ Tường đã trực tiếp thực hiện phẫu thuật, hút mỡ và nâng ngực cho chị H.

Sau phẫu thuật, các nhân viên phát hiện chị H. có biểu hiện khó thở, sùi bọt mép nên đã tiêm thuốc.

Sau đó chị H. có dấu hiệu tím tái nên ông Tường đã chỉ đạo cho thở oxy và thực hiện các biện pháp cấp cứu. Đến khi ông Tường quay lại thẩm mỹ viện thì phát hiện nạn nhân đã chết lâm sàng và tử vong sau đó.

Do sợ trách nhiệm, ông Tường đã cho các nhân viên trung tâm nghỉ về nhà, đồng thời thu dọn đồ đạc, cho chở máy tính, sổ sách cùng một số dụng cụ mang đi chỗ khác giấu.

Đến tối, ông Tường lấy ôtô Kia của mình, cùng Đào Quang Khánh (nhân viên bảo vệ của thẩm mỹ viện) mang xác nạn nhân lên ôtô. Sau khi đi lòng vòng, ông Tường và Khánh đã khiêng xác nạn nhân lên cầu Thanh Trì, vứt xuống sông Hồng để phi tang.

Cơ quan điều tra đã bắt khẩn cấp ông Tường (40 tuổi, trú xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội) về hành vi “giết người”.

Vợ của ông Tường là bác sĩ của bệnh viện E (Bộ Y tế) cũng tham gia tại cơ sở này hiện được công an triệu tập để làm việc.

Chiều 22-10, công an đã dẫn giải ông Tường đến cầu Thanh Trì để thực nghiệm hiện trường vụ ném xác nạn nhân  phi tang.

Tối 22-10, Đào Quang Khánh cũng đã bị bắt khẩn cấp về hành vi "giết người", có vai trò đồng phạm với ông Tường

 

Ông Đỗ Doãn Lợi, phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết bệnh viện đã thành lập một tổ công tác do phó giám đốc Nguyễn Ngọc Hiền làm tổ trưởng để phối hợp với cơ quan chức năng phục vụ điều tra.

Ông Lợi cho biết theo quy định nhà nước, giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Tường.

Được biết, sau khi ném xác nạn nhân xuống sông Hồng, ông Tường vẫn đến bệnh viện làm việc bình thường đến hết ngày 21-10 (tức ba ngày sau khi ông Tường ném xác chị Huyền xuống sông). Ngày thứ ba, 22-10, ông Tường xin nghỉ với lý do bận việc gia đình, đến trưa cùng ngày thì bị bắt.

Trao đổi với Tuổi Trẻ sau cuộc họp, ông Nguyễn Ngọc Hiền cho biết sẽ có trách nhiệm với địa phương nơi gia đình nạn nhân sinh sống để gặp gỡ, chia sẻ nỗi đau, cùng gia đình và cơ quan chức năng tìm kiếm nạn nhân.

Ông Hiền nói: "Tôi thật sự rất sốc khi biết thông tin về vụ việc. Tôi sẽ làm việc với lãnh đạo các khoa, phòng chức năng để rà soát thời gian làm thêm, hoạt động chuyên môn, việc quản lý cán bộ, nhân viên của các khoa".

Theo ông Đỗ Doãn Lợi, ông Tường tốt nghiệp Trường ĐH Y Hà Nội năm 1998. Năm 1999 - 2000, ông Tường theo học chuyên khoa định hướng về chấn thương - chỉnh hình Trường ĐH Y Hà Nội. Năm 2006, ông Tường chuyển từ Bệnh viện E về làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai.

Cho tới thời điểm trước khi bị bắt, ông Tường công tác tại khoa ngoại Bệnh viện Bạch Mai và đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ.

 

Đồng nghiệp và lãnh đạo Khoa ngoại Bệnh viện Bạch Mai cho biết ông Tường có chuyên môn chắc, trong quá trình làm việc, ông Tường đảm bảo hoạt động chuyên môn được giao và không có điều tiếng gì.

Trước đó, khoảng 9g ngày 18-10, chị Lê Thị Thanh Huyền đã đến Thẩm mỹ viện Cát Tường liên hệ làm thẩm mỹ hút mỡ, nâng ngực và đặt cọc 50 triệu đồng, được nhân viên hẹn 11g hôm sau đến thực hiện. Ngày 19-10, chị Huyền quay lại thẩm mỹ viện này. Khoảng 12g cùng ngày, ông Nguyễn Mạnh Tường, giám đốc thẩm mỹ viện cùng các nhân viên Lê Thị Ngọc Vân, Bùi Thị Hoa, Nguyễn Ngọc Thư tiến hành quá trình hút mỡ nâng ngực cho chị Huyền.

Đến khoảng 17g45, nhân viên phát hiện chị Huyền có biểu hiện tím tái, mạch khó bắt, huyết áp không đo được nên thông báo cho ông Tường. Ông Tường đến kiểm tra, sau đó đặt ống thở, tiêm thuốc trợ tim nhưng chị Huyền đã tử vong.

Ông Tường mang thi thể chị Huyền ra ôtô chở thi thể nạn nhân theo hướng quốc lộ 5 lên cầu Thanh Trì. Khoảng 23g30, khi đến giữa cầu, Tường dừng ôtô rồi cùng nhân viên bảo vệ Khánh bê thi thể nạn nhân ra khỏi xe, khiêng qua thành cầu vứt xuống sông Hồng.

 

 

Vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc xin

Chắc dư luận không thể quên vụ 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắc xin viêm gan B tại Quảng Trị hôm 20 tháng 7. Ngay ngày hôm sau (21 tháng 7) một trẻ sơ sinh khác ở Bình Thuận cũng chết sau khi tiêm vắc xin. Sự việc “rộ” lên trên báo chí khi nó xảy ra rồi lại đột ngột im ắng.


Tương tự, sự việc cháu bé Phạm Khánh Nhi 5 tuổi ở Hải Phòng chết tức tưởi sau một mũi tiêm. Báo chí cũng vào cuộc đưa tin. Rồi im bặt.
Chúng tôi đã gọi điện thoại cho chị Bùi Thanh Hương, mẹ cháu bé Khánh Nhi để chia buồn, động viên và tìm hiểu thêm một vài chi tiết. Chị Hương tỏ ra khá “dè dặt”, nhưng cuối cùng cũng cho phép chúng tôi phổ biến một số chi tiết quanh cuộc nói chuyện này đến quý độc giả. Trước đó, khi tâm sự với một người trong số chúng tôi, chị Hương cho biết báo chí đã được “lệnh” để không tiếp tục đưa tin về vụ việc. Một người bạn làm phóng viên đã nói với chị Hương điều này. Tuy nhiên, chị Hương đã không “chia sẻ” thông tin trên trong cuộc nói chuyện được ghi âm lại với chúng tôi sau đó. Chị cho biết: “Lúc đầu báo chí có tham gia. Mình cũng muốn báo chí giúp nhưng các báo cũng từ chối khéo. Mình cũng chẳng biết nguyên nhân sâu xa nó như thế nào nữa.” và “người ta rất nhiệt tình nhưng sau đó thì mình gọi thì người ta bảo người ta có việc bận.”


Vậy ra những sự việc này, dù chẳng liên quan gì đến chính trị, cũng được liệt vào diện “nhạy cảm”. Những chuyện tiêu cực mặc dù đã lồ lộ ra trước mắt cũng không được (hoặc thật hạn chế) công khai phản ánh trên báo chí bởi sẽ ảnh hưởng xấu tới “sự tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa”. Nó là một phần của “tự do báo chí kiểu Việt Nam”, theo như cách nói của nhà báo Đoan Trang. Cũng theo nhà báo này, thì “có những cú điện thoại và chỉ thị miệng định hướng cụ thể đến các tổng biên tập về các chủ đề nhạy cảm. Đừng đưa tin về vụ này - họ được dặn như thế; không làm đậm vụ kia, hạn chế viết về các đề tài đó. Do không có bằng chứng vật chất nào về những định hướng như thế, cho nên khi bị chỉ trích là bịt miệng báo chí về chuyện này chuyện nọ, các quan chức của Bộ Thông tin Truyền thông có thể trả lời một cách rất nghiêm túc rằng Việt Nam bị “các thế lực thù địch” vu khống, bôi nhọ.”


Chị Hương không dám mạnh dạn thừa nhận thông tin người bạn phóng viên cung cấp, nhưng xem ra sự việc có vẻ đã diễn ra đúng như thế.


Chẳng một tờ báo nào có gan xé rào. Lên tiếng là... chết. Cho nên, ngậm miệng ăn tiền. Im lặng luôn là giải pháp tốt nhất. Khi báo chí không đưa tin, công luận (đương nhiên) sẽ chẳng bao giờ buồn nhắc tới. Đấy mới là mục tiêu cuối cùng cần đạt được. Nó là cách “làm sạch” chế độ.


Một số tờ báo đưa tin, đề cập đến việc người nhà của cháu Khánh Nhi phản ánh thái độ của bác sĩ trực cấp cứu và yêu cầu làm rõ trách nhiệm cá nhân trong vụ việc này. Tuy nhiên, trao đổi với chúng tôi, chị Hương tỏ ra rất thận trọng. Và cho rằng “thái độ không nhiệt tình” của bác sĩ là điều phải chấp nhận. Ở bệnh viện nào cũng thế (!)


Báo Trí thức trẻ viết: “Trước mắt, bệnh viện hứa sẽ hỗ trợ hai mươi triệu đồng tiền hương hoa và cử cán bộ lo cho đám tang của cháu bé. Mọi việc sau đó, bệnh viện sẽ tiếp tục phối hợp với gia đình để giải quyết”.


Nhưng ngoài hai mươi triệu tiền “hương hoa” ở cái sự “trước mắt” đó của bệnh viện thì mọi chuyện lại như đang đi vào quên lãng.


Muốn có “mọi việc sau đó”, tức là để “bệnh viện tiếp tục phối hợp với gia đình giải quyết”, (mặc dầu chưa biết sẽ giải quyết thế nào) thì gia đình phải chấp nhận việc mổ tử thi cháu Khánh Nhi. Đây chính là thế mạnh của bệnh viện để phủi tay trước mọi trách nhiệm. Bởi theo tâm lý của người Việt, không ai muốn người thân của mình phải bị mổ xẻ, phanh thây, “chịu đau đớn sau khi chết”, để rồi sẽ nhận một kết luận pháp y ngoài ý muốn, tức không đúng với sự thật. Người ta, cụ thể ở đây là gia đình bé Khánh Nhi, không tin vào sự trung thực của cơ quan pháp y. Càng nhiều bộ, ban, ngành vào cuộc, gia đình nạn nhân càng bất an, thậm chí bất lợi.


Báo chí đã... tịt. Gia đình nạn nhân không chấp nhận mổ tử thi đồng nghĩa với việc chẳng có kiện tụng gì ráo. Mọi sự quá hoàn hảo. Bệnh viện (đương nhiên) vẫn tiếp tục làm việc như thường. Những bác sĩ đã trực tiếp chữa trị cho cháu Khánh Nhi, có thể trong lúc ấy cũng run sợ đôi chút, bị khiển trách đôi chút. Rồi thôi. Vẫn được hành nghề, vẫn nhận phong bì (như thường) từ người nhà của những bệnh nhân khác. Và nếu có lỡ gây ra một, thậm chí những sai lầm tương tự, chỉ cần bỏ ra một chút “hương hoa” gọi là..., cộng với vài lời hứa hẹn (suông) là xong. Nếu gia đình nạn nhân muốn làm căng, muốn kiện tụng thì đấy, cứ cái võ “mổ tử thi” đem ra mà dọa. Có mà dám. Chưa kể báo chí sẽ bị bịt mồm. Im lặng cho là may lắm rồi. Chứ mấy tờ báo đảng mà được chỉ thị tấn công lại nạn nhân bằng vài bài viết sai sự thật thì cái sự uất ức này, cộng với nỗi đau mất con, mất cháu sẽ đeo đẳng suốt đời biết ngày nào nguôi.


Cơ hội ngàn vàng cho bệnh viện. Ngu gì không im lặng.

Ngoài việc không muốn giải phẫu tử thi cháu bé. Một trong những lý do chị Hương đưa ra để không kiện tụng gì vì thấy mình “không đủ lực, không đủ sức”. Chị cho rằng “những người dân bình thường như mình thì làm sao mà kêu lên được trên cao”.


Lẽ ra, để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình thì pháp luật, thay vì là sự lựa chọn đầu tiên lại trở thành nỗi sợ của người dân. Trước một rừng luật - đáng thương thay - nạn nhân lại hy vọng được “giải quyết về tình cảm” với chính hung thủ gây ra cái chết của con mình.


Lựa chọn nào tốt hơn giải pháp cam chịu khi chỉ là một con dân “thấp cổ bé họng, không đủ lực, không đủ sức”?


Sự im lặng dù không là vàng, nhưng ít ra cũng tránh được phiền nhiễu, thậm chí tai họa. Người mẹ trẻ ấy muốn yên thân để đau nỗi đau mất con. Một đứa con gái 5 tuổi. Rất đáng sống nhưng đã phải chết tức tưởi chỉ sau một mũi tiêm oan nghiệt.

 

 

From : Võ Tuấn - Dương Hải  (Lao động) , Tuoi Tre,Lê Thanh (danlambaovn.blogspot.com.)..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tag(s) : #Pháp Luật - Xã Hội
Partager cet article
Repost0
Pour être informé des derniers articles, inscrivez vous :