Trong quá trình hình thành và phát triển, võ thuật phân thành :

1. Nội gia quyền, chú trọng đến việc tu nội. Bao gồm các hình thức như “Thái Cực”, “Bát Quái”, “Hình Ý Đẳng”,…

2. Ngoại gia quyền, chú trọng đến luyện ngoại. Nó đòi hỏi sự chuyển hóa dần dần từ luyện ngoại sang tu nội và đạt được trạng thái “hình thần hợp nhất.” Bao gồm: “Tra, Hoa, Pháo, Hồng,” “Nam Quyền”, “Thiếu Lâm”, “Thông Tý”, “Đường Lang”, “Phiên Tử”, “Bát Kỹ”,…

Trong thời kỳ Dân quốc, võ thuật Thiếu Lâm lưu truyền rộng thêm một bước, đặc biệt là tại các khu vực lân cận thuộc Đăng Phong,  tại Thiếu Lâm Tự thôn, Tháp Câu thôn, Nam Chiếu Câu thôn, Ma Câu thôn, Lạc Đà thôn, Lôi thôn, Nguyễn thôn, Văn thôn…người tập võ Thiếu Lâm nhiều vô kể, hình thành các thôn võ Thiếu Lâm. Năm 1937 khi chiến tranh kháng Nhật bùng nổ, 9 huyện thuộc phía Tây tỉnh Hà Nam đã thành lập “ Thiếu Lâm võ thuật cứu quốc hội”, tại Đăng Phong, Lâm Nhữ, Củng Huyện có đến hàng trăm ngàn người tham gia, qua đó có thể thấy mức độ phổ cập võ thuật Thiếu Lâm lớn mạnh như thế nào. Nhìn một cách tổng thể toàn Trung Quốc, vào thời kỳ này người luyện tập, biểu diễn võ thuật Thiếu Lâm cũng như việc thành lập các tổ chức võ thuật nhiều vô kể. Sự ra đời của Trung Ương Quốc Thuật Quán (tương đương với Viện võ thuật hiện nay) là nhằm xây dựng, quy phạm lại tất cả các giáo trình, huấn luyện đối với hai môn phái lớn là Thiếu Lâm và Võ Đang.

Trong thời kỳ Dân quốc, đã xuất hiện làn sóng chỉnh lý và xuất bản tài liệu võ thuật trong xã hội hết sức sôi nổi. Từ năm 1911 đến năm 1945, theo thống kê toàn Trung Quốc đã xuất bản khoảng hơn 40 loại sách khác nhau về võ thuật Thiếu Lâm, như “ Thiếu Lâm Tự Quyền Thuật Bí Quyết” của Tôn Võ Trai, “ Đạt Ma Kiếm” của Triệu Liên Hòa, “ Thiếu Lâm Chính Tông Luyện Bộ Quyền” của Ngô Chí Thanh, “ Thiếu Lâm Thất Thập Nhị Nghệ Luyện Pháp” của Kim Ân Trung, “ Thiếu Lâm Côn Pháp” của Kim Dung Tiêu, “ Thiếu Lâm Hộ Sơn Tử Môn La Hán Quyền” của Chu Hà Thiên…và công tác khảo cứu tính thật giả của các tài liệu lịch sử võ thuật Thiếu Lâm chân truyền vào thời kỳ này cũng bắt đầu xuất hiện. Ví dụ như “ Thiếu Lâm Võ Đang khảo”, “ Thiếu Lâm Bí Quyết khảo chứng” của nhà nghiên cứu võ thuật Đường Hào, “ Thiếu Lâm Tông Pháp Đồ Thuyết khảo chứng” của Từ Chấn có tác dụng to lớn đối với việc kết luận bản chuẩn của Thiếu Lâm.


Nhiều môn phái

Võ thuật Trung Hoa có rất nhiều môn phái, kiểm kê ra hơn 350 môn phái khác nhau ! Mỗi môn phái có một tên và những đặc điểm riêng biệt.

Điều đáng chú ý là hiện giờ có những môn phái khác hẳn nhau nhưng lại mang cùng một tên ! Một phần là do ngẫu nhiên trùng tên nhưng thường là những môn phái muốn lấy lại tên của những môn võ xưa để tăng phần giá trị cho môn phái họ. Vì vậy hiện có có năm môn tự xưng có gốc từ Nhạc Phi nhưng lại không quan hệ lịch sử!

Một môn phái được sáng lập bởi vị tổ sư dựa theo kinh nghiệm và sự nghiên cứu của người tổ. Và môn phái thường được mật truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Những môn võ Trung Hoa thịnh hành tại Việt Nam là Bạch Mi Quyền, Châu Gia Quyền, Thái Cực Đường Lang Quyền, Đại Thánh Phách Quải Quyền, Hồng Gia Quyền, Mộc Gia Quyền, Thái Gia Quyền, Thái Lý Phật, Dương gia Thái Cực Quyền, Ngô gia Thái Cực Quyền, Vịnh Xuân Quyền...


Nam Quyền














Chương trình huấn luyện

Mới bắt đầu tập võ phải học qua cơ bản công ; cơ bản công là tất cả đòn thế căn bản của môn phái như bộ pháp, thủ pháp, thân pháp... Sau đó luyện tới bài quyền, còn được gọi là lộ.

Mỗi môn phái có chương trình huấn luyện riêng biệt, có bài quyền khác biệt với bài quyền của môn phái khác.
Trong bài quyền, đòn thế được nối liền nhau với một mục đích giáo huấn, hay để đưa ra một phương pháp chiến đấu.

Sau mấy tháng luyện tập, học trò mới được học qua phần chiến đấu tự do còn được gọi là Tán thủ.

Trình độ của học trò càng cao, thì phải học qua :

- Kỹ thuật binh khí cổ truyền,

- Phần Ngoại Công và Nội Công,

- Nguyên tắc phát lực, dụng kình và chiến đấu,

- Ca quyết và bài luận, là bài giảng về lý thuyết của môn phái, như Thái Cực Quyền luận của Thái Cực Quyền,

- Những tự quyết là những danh từ kỹ thuật quan trọng tóm tắt những đòn thế chủ yếu hay những phương pháp chiến đấu của môn phái, như Thập nhị tự quyết của Bắc Phái Đường Lang Quyền.

Nhưng tất cả học trò không được may mắn học tất cả tuyệt kỹ của môn phái. Vì tuyệt kỹ thường chỉ được truyền dạy cho môn đồ kế nghiệp hay cho học trò thân tín nhất...


Đặc điểm của võ thuật Trung Hoa là trong mỗi môn phái đều có huấn luyện và áp dụng những kỹ thuật như :

- Đả : tất cả những đòn đánh, đòn đá,

- Cầm nã : bao gồm những kỹ thuật bẻ tay, chụp bắt, điểm huyệt đạo,

- Suất : là những thế vật, quét chân, đánh ngã địch thủ



Người Trung Hoa có hai cách phân chia Võ Thuật : một cách dựa theo địa thế, một cách dựa theo khuynh hướng.

_Nam phái và Bắc phái

 

Một tục ngữ mà chúng ta thường nghe trong giới võ thuật Trung Hoa, là "Nam quyền Bắc cước". Theo tục ngữ đó, phía nam sông Trường Giang (hay Dương Tử Giang) võ phái thường dùng quyền, còn phía bắc sông Trường Giang võ phái chuộng đòn chân. Chúng ta có thể hiểu theo hai nghĩa :

- Quyền thuật phương Bắc sử dụng đòn đá hơn đòn tay, còn quyền thuật phương Nam dùng đòn tay hơn đòn chân;

- Ngược lại với Nam quyền thuật, Bắc quyền thuật dùng chân để phát lực.


Cách phân chia này không được chính xác lắm, vì ta có thể tìm thấy vài trường hợp vượt ra ngoài lệ ấy :

- Hình Ý Quyền là một môn quyền thuật của hai tỉnh Hà Bắc và Sơn Tây, tức là ở phương Bắc, nhưng lại ít sử dụng đòn đá;

- Môn Bát Cực Quyền cũng vậy;

- Hoàng Phi Hồng (1847-1924), danh tài Nam quyền thuật, nổi tiếng nhờ cước pháp;

- Mạc gia, quyền thuật của tỉnh Quảng Đông, có tiếng nhờ đòn đá,

- Thái Lý Phật, một trong những danh phái tại tỉnh Quảng Đông, có rất nhiều thế đá;

- Hồng Gia, một phái khác của tỉnh Quảng Đông, dùng tấn pháp thật rộng (còn gọi là đại mã), và dùng chân để phát lực;

- Môn Cẩu Quyền, Nam quyền thuật, dựa vào đòn đá để chiến đấu...

Ngoài những trường hợp trên, ta có thể nói là quyền thuật Nam phái sử dụng nhiều đòn tay hơn những môn Bắc phái. Còn võ thuật phương Bắc giàu kỹ thuật đòn đá  hơn : ngoài những đòn đánh hay đòn đá lại có nhiều thế hất, nhiều thế cầm nả tinh xảo...



_Hai sự phân chia khác


*Năm 1911, Tinh Võ Thể Dục Hội đề nghị cách sắp xếp theo những con sông quan trọng của Trung Hoa. Cách sắp xếp đó như sau :

-Những môn phái nằm trên vùng đồng bằng sông Trường Giang,

-Những môn phái nằm trên vùng đồng bằng sông Hoàng Hà,

-Những môn phái nằm trên vùng đồng bằng sông Châu Giang.

Vì những trao đổi văn hóa và kỷ thuật lúc xưa thường theo dòng sông mà lưu hành.

*Sắp xếp võ thuật Trung Hoa theo những trung tâm phát triển. Những môn quyền cùng một nơi sẽ ảnh hưởng lẫn nhau.

Những trung tâm phát triển danh tiếng của võ thuật Trung Hoa là :

-Tung Sơn tại tỉnh Hà Nam,

-Quán huyện và Lao Sơn tại tỉnh Sơn Đông,

-Thương Châu tại tỉnh Hà Bắc,

-Quảng Châu và Phật Sơn tại tỉnh Quảng Đông,

-Tuyền Châu tại tỉnh Phúc Kiến,

-Nga Mi tại tỉnh Tứ Xuyên, vân vân...

thí dụ :

- Ngũ đại danh gia của tỉnh Quảng Đông : Hồng gia, Lưu gia, Lý gia, Mộc gia, Thái gia ;

- Tám môn phái chính của tỉnh Tứ Xuyên : Đổ Môn, Hóa Môn, Hội Môn, Hồng Môn, Nhạc Môn, Tăng Môn, Triệu Môn, Tự Môn ;

- Những môn phái của tỉnh Phúc Kiến như Hổ Hình Quyền, Vĩnh Xuân Bạch Hạc Quyền, Thái Tổ Quyền... ;

- Những môn phái của tỉnh Hà Bắc như Yến Thanh Quyền, Thông Bối Quyền, Phách Quải Quyền...

- Những môn phái của tỉnh Sơn Đông như Đường Lang Quyền, Tôn Tân Quyền, Thái Tổ Quyền...


_Nội Gia và Ngoại Gia

 

Từ thế kỷ thứ 19, theo một truyền kỳ, võ thuật Trung Hoa được chia ra hai khuynh hướng đối nghịch nhau :


 Quyền thuật thuộc Nội Gia bao gồm :

* Thái Cực Quyền

* Bát Quái Chưởng

* Hình Ý Quyền

lại có học giả thêm vào đó :

* Những quyền thuật thuộc núi Võ Đang

* Lục Hợp Bát Pháp Quyền


 Và quyền thuật thuộc Ngoại Gia bao gồm tất cả những môn quyền pháp còn lại.

Nhiều giải thích được nêu ra :

- Những môn Nội Gia Quyền gốc từ núi Võ Đang và những môn Ngoại Gia Quyền xuất từ núi Tung Sơn; người ta còn gọi Nội Gia Quyền là Võ Đang Môn và Ngoại Gia Quyền là Thiếu Lâm Môn.

- Nội Gia Quyền dùng Khí và Ngoại Gia Quyền dùng Lực

- Động tác trong Nội Gia Quyền mềm dẻo và chậm đều, động tác của Ngoại Gia Quyền cương ngạnh và nhanh lẹ.

- Nội Gia Quyền thủ nhiều hơn công, Ngoại Gia Quyền công nhiều hơn thủ.

- Nội Gia Quyền xuất từ Đạo gia, Ngoại Gia Quyền gốc từ Phật gia.


Nhưng khi xét kỹ lại :

- Ba môn chính trong Nội Gia không có gốc từ núi Võ Đang (Thái Cực Quyền xuất từ tỉnh Hà Nam, Hình Ý Quyền từ tỉnh Sơn Tây, Bát Quái Chưởng từ tỉnh Hà Bắc),

- Những môn này không phải những môn duy nhất sử dụng Nội Công.

- Trong Nội Gia có môn Hình Ý Quyền dùng động tác nhanh lẹ và cương ngạnh.

- Nội Gia Quyền chỉ mới hấp thụ lý thuyết Đạo gia sau này.

- Có những môn thuộc Ngoại Gia không xuất phát từ chùa Thiếu Lâm.

- Ngoại Gia Quyền không chỉ chú trọng luyện Lực mà còn luyện Nội Công (theo truyền thống của Thiếu Lâm Quyền, môn phái vừa cương vừa nhu, có nội và ngoại công),

- Trong Ngoại Gia có vài môn chủ trương động tác nhu nhuyễn.

- Ngoại Gia Quyền không xuất phát cả từ Phật gia .


ví dụ : Chiến đấu pháp của Hình Ý Quyền (thuộc Nội Gia) rất tương tự với chiến đấu pháp của Bát Cực Quyền (thuộc Ngoại Gia)

Tag(s) : #Sports - Arts martiaux
Partager cet article
Repost0
Pour être informé des derniers articles, inscrivez vous :